6. Kết cấu của luận văn
2.5. Tình hình thu nhập
Bên cạnh 2 hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay, các NHTM đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhưdịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh tốn, dịch vụ tư vấn tài chính,… Song song đó, các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tán được những rủi ro trong kinh doanh và khơng phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng.
Năm 2008, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức thấp, nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán từ các ngân hàng bị siết chặt. Chỉ số VN - INDEX sụt giảm mạnh khi kinh tế gặp khó khăn và đồng thời là hậu quả từ việc định giá quá cao giá trị doanh nghiệp trong năm 2007. Nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm do khoản lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán, cụ thể như ACB lỗ 30.067 triệu đồng, Sacombank lỗ 88.253 triệu đồng, ABB lỗ 24.678 triệu đồng, Vietinbank lỗ 22.789 triệu đồng... Bên cạnh những ngân hàng bị lỗ từ hoạt động kinh doanh chứng khốn trong năm 2008cũng có một số ít ngân hàng vẫn đạt được lợi nhuận từ hoạt động này, như Techcombank lãi 931.102 triệu đồng, Kienlongbank lãi 6.761 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi sụt giảm nghiêm trọng xuống mức -9,11%, thu nhập lãi tăng nhẹ lên mức 23,35%.
Bảng 2.6: Tình hình thu nhập của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập lãi trung
bình 918 1.209 1.771 3.046 3.051
Thu nhập ngồi lãi
trung bình 351 503 550 458 523
Tổng thu nhập hoạt
động trung bình 1.269 1.712 2.321 3.504 3.574
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)
Năm 2009, với những nỗ lực của NHNN nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam từng bước được hồi phục, thị trường chứng khốn có những bước phát triển lạc quan hơn, số lượng ngân hàng thương mại có mức tăng thu nhập ngồi lãi âm cũng vì thế đã giảm đi rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi đều tăng. Các ngân hàng như ABB, ACB, Habubank, Navibank, SCB, Seabank, VIB, VPbank đã có tốc độ tăng trưởng trở lại nhờ nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối tăng so với năm 2008.
Đơn vị tính: %
Đồ thị 2.6:Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Bước sang giai đoạn 2010 - 2011, thị trường chứng khốn, giá vàng, tỷ giá hối đối có những biến động theo chiều hướng phức tạp, khó đốn trước gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Biến động thu nhập lãi và thu nhập ngoài lại đã khơng cịn thuận chiều như năm 2009. Thu nhập ngồi lãi trung bình của các ngân hàng sụt giảm mạnh chỉ còn 457.530 triệu đồng vào năm 2011 với tốc độ tăng trưởng âm 16,75%. Nhiều ngân hàng đã phải chịu những khoản lỗ rất lớn từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt động kinh doanh chứng khoán. Thu nhập lãi có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn này. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng chỉ tăng trưởng thu nhập lãi âm như SCB (-80,61%), GPbank (-36,72%), PNB (-30,98%).
Tình hình biến động các loại thu nhập của ngân hàng đã đảo chiều trong năm 2012 khi tổng nợ xấu của ngân hàng tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi
-9,11 43,05 9,31 -16,75 14,37 23,35 31,77 46,40 72,02 0,17 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi
Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi
một số ngân hàng đã tăng trưởng âm trên 50% như HDbank và VietAbank. Thu nhập ngoài lãi đã đạt được mức tăng trưởng 14,37%, giữ cho tổng thu nhập hoạt động trung bình của các ngân hàng khơng sụt giảm so với năm 2011.
Nhìn chung qua tất cả các năm, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập luôn chiếm trên 70%. Điều này cho thấy các NHTMCP Việt Nam đã quá tập trung vào hoạt động tín dụng. Vì thế khi rủi ro tín dụng xảy ra, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng.