6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCPViệt Nam
2.2.2 Tình hình vốn chủ sở hữu
Tương tự như diễn biến của tình hình tài sản, diễn biến của vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước và giảm mạnh sau năm 2010.Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của các ngân hàng sụt giảm mạnh so với năm 2007 dẫn đến khả năng tăng vốn tự có bằng lợi nhuận sau thuế giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, cơ hội tăng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường trở nên khó thực hiện hơn.Vì vậy, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP trong năm 2008 đã giảm nhanh so với năm 2007, chỉ đạt mức 15,17%, thậm chí có ngân hàng cịn đạt mức tăng trưởng âm như NH Phát triển nhà Hà Nội, NH Việt Nam Tín Nghĩa, NH Phương Đơng, NH Đại Dương, NH Đại Á, NH Hàng Hải.
Bảng 2.3: Tổng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn chủ sở hữu trung bình (tỷ đồng) 3.442 4.286 5.951 7.668 8.996 Tốc độ tăng trưởng (%) 15,17 24,53 38,85 28,85 17,31
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012)
Đến năm 2009, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng trở lại để đảm bảo lộ trình tăng vốn pháp định. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006, đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCPViệt Nam phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Chính vì thế, trong năm 2010, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu diễn ra nhanh hơn ở những ngân hàng có quy mơ nhỏ như NH Mỹ Xuyên (nay là NH Phát triển Mêkông), NH Đại Á, NH Kiên Long, NH Quốc tế, NH Việt Nam Thịnh vượng, NH Đại Tín (nay là NH Xây dựng Việt Nam). Kết thúc năm 2010, hầu hết các NHTM đã đạt được mức vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng theo quy định chỉ trừ các NHTMCP như Bảo Việt, Đệ Nhất, Gia Định (nay là NH Bản Việt), Miền Tây (nay là NH Phương Tây), PGBank, Nam Việt, Nam Á và HDBank vẫn chưa đạt được mức vốn điều lệ theo quy định. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của tồn hệ thống NHTMCP đạt 38,85% trong năm 2010. Các ngân hàng chịu áp lực tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả đã dẫn đến tình trạng thặng dư thanh khoản, hệ số an toàn vốn cao. Hệ quả này đã làm cho khả năng sinh lời của các ngân hàng giảm trong những năm tiếp theo sau đó.
Đơn vị tính: %
Đồ thị 2.3:Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)
Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng sụt giảm trong giai đoạn 2011 – 2012 chỉ còn mức 28,85% vào năm 2011 và 17,31% vào năm 2012. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của năm 2011, 2012 chính là việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng chưa đạt được mức vốn pháp định trong năm 2010 và sự sáp nhập giữa NH Liên Việt với Quỹ Tiết kiệm bưu điện. Cụ thể NH Nam Việt có tốc độ tăng trưởng 60,58%, NH Bưu điện Liên Việt có tốc độ tăng trưởng 58,97% trong năm 2011, NH Bảo Việt đạt mức tăng trưởng 88,69% năm 2012. Hầu hết các ngân hàng cịn lại có mức tăng trưởng thấp và 11 ngân hàng tăng trưởng âm. Tiêu biểu là Saigonbank (-7,95%), Sacombank (-5,83%), ABB (-4,45%), MSB (- 4,31%). Các ngân hàng này đã không thể đạt được chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động kinh doanh, kết quả lợi nhuận không như kỳ vọng, nợ xấu tăng cao, chi phí dự phịng lớn dẫn đến sự thâm hụt trong vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
15,17 24,53 38,85 28,85 17,31 2008 2009 2010 2011 2012