6. Kết cấu của luận văn
2.7. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMCPViệt Nam
2.7.1 Thành tựu
Trong giai đoạn 2008 – 2012, sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các NHTMCP đã tăng lên đáng kể. Do áp lực cạnh tranh lớn , để có thể chiếm lĩnh được thị phần, các NHTMCP đãđẩy nhanh tốc độ tăng số lượng các phòng giao dịch, chi nhánh trên tồn quốc. Từ đó, các NHTMCPcó thể đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ tài chính - ngân hàng ngày càng tăng lên của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể nhờ vào chiến lược tăng nhanh vốn tự có và quy mơ tổng tài sản, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, các ngân hàng phải đảm bảo mức vốn tự có tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Các ngân hàng thực hiện việc mở rộng mạng lưới, cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc ứng
dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho ngành.
Mặt khác, công tác quản trị điều hành hệ thống ngân hàng đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đây là một yêu cầu cần thiết để các ngân hàng có thể cạnh tranh, nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm của mình trên thị trường quốc tế. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận trên những sản phẩm và dịch vụ hiện đại cung cấp cho khách hàng.
2.7.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Hạn chế lớn nhất đối với các NHTMCP Việt Nam xuất phát từnội lực của chính các ngân hàng. Phần lớn, các NHTMCP có quy mơ vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ cơng nghệ cịn có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng chưa đạt được mức tối ưu, đồng thời các ngân hàng còn phải đối diện với nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro tỷ giá...
Kế đến là những bất cập trong cơng tác quản trị của chính bản thân các ngân hàng. Nhiều NHTMCP Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu, ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển bền vững của toàn hệ thống ngân hàng. Những bất cập này xuất phát từ những ngun nhân như ngân hàng khơng có nhiều thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị ngân hàng, sự thiếu sự rõ ràng về vai trò của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Cấu trúc quản trị tại ngân hàng thường tập trung vào việc tuân thủ các quy định hơn là đánh giá và giảm thiểu rủi ro tín dụng hoặc các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, hệ thống sản phẩm, dịch vụ của các NHTMCP Việt Nam còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng. Các ngân hàng vẫn tập trung nhiều vào hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng truyền thống là huy động và cấp tín dụng. Đây là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTMCP Việt Nam nhưng đồng thời cũng là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng nhưng chưa
tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện cơ bản, cơ cấu các ngành nghề, lĩnh vực hoạt động được cấp tín dụng chưa được phân bổ một cách hợp lý, các ngân hàng đã tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản và phải đối diện với thực trạng nợ xấu gia tăng.
Bên cạnh đó, hạn chế của ngân hàng cũng xuất phát từ đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam. Cơ cấu hệ thống tài chính cịn mất cân đối. Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế nên dẫn đến sự thao túng của một số ngân hàng. Tình trạng thông tin bất cân xứng cũng là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình thẩm định và cấp tín dụng của ngân hàng. Từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng và vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng. Những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và tình hình lạm phát đã có những tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam. Khả năng sinh lời của các ngân hàng đã khơng thể duy trì được kết quả tốt đẹp của những năm trước khủng hoảng và có xu hướng giảm xuống trong những năm gần đây.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt động của các NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2012. Trước năm 2008, các NHTM đạt được tốc độ tăng trưởng tài sản, dư nợ tín dụng, thu nhập và lợi nhuận rất cao từ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, và kéo theo là sự suy thoái kinh tế đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn. Khả năng sinh lời trên tài sản và khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng đang có xu hướng giảm dần xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên lĩnh vực đầu tư chứng khốn bị thua lỗ...
CHƯƠNG 3
MƠ HÌNH HỒI QUY VÀ KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM