Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49 - 52)

6. Kết cấu của luận văn

3.1 Giới thiệu mơ hình hồi quy

3.1.2.2.1 Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng

Quy mô tài sản ngân hàng (logTA)

Quy mô tài sản ngân hàng là biến độc lập được đưa vào mơ hình nghiên cứu nhằm xem xét yếu tố lợi thế kinh tế nhờ quy mô của ngân hàng thương mại. Biến này được đo lường bằng cách lấy logarit tổng tài sản theo cơ số 10. Tổng tài sản của các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn, do vậy việc lấy logarit sẽ thuhẹp khoảng cách của số liệu của tổng tài sản nhằm tránh hiện tượng phương sai thay đổi. Nếu logTA tương quan dương với ROA, điều này chứng tỏ quy mô của ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận càng tăng. Nhưng nếu quy mơ ngân hàng ngày càng mở rộng hơn nữa thì bất lợi của lợi thế kinh tế về quy mơ sẽ xuất hiện, chi phí tăng cao, ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn trong vấn đề quản lý và giám sát. Sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mơ có thể tạo ra nhiều rủi ro hơn và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu của Athanasouglau và các cộng sự (2008); Sufian và Razali (2008); Naceur và Goaied (2008) đã chỉ ra mối tương quan âm giữa quy mô và lợi nhuận. Ngược lại, Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011) công bố mối tương quan dương giữa 2 biến này trong nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đã sử dụng nhân tố quy mô để đo lường mức độ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng và cho ra các kết quả khác nhau. Vì vậy trong đề tài này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa logTA và ROA.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (TL/TA)

Hoạt động truyền thống của các ngân hàng là huy động vốn từ những chủ thể có nguồn tiền nhàn rỗi và sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng cho những chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Từ hoạt động này, ngân hàng sẽ có được thu nhập từ lãi vay. Trong điều kiện Việt Nam, cũng như hệ thống ngân hàng của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, nguồn vốn của ngân hàng thường được tập trung cho hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng càng lớn, thu nhập lãi của ngân hàng càng nhiều và từ đó khả năng sinh lời của ngân hàng cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng cũng là hoạt động có nhiều rủi ro. Khi tăng trưởng tín dụng tăng nhưng chất lượng tín dụng khơng được kiểm sốt chặt chẽ thì khả năng thu nợ của ngân hàng khơng được đảm bảo. Ngân hàng phải sử dụng nguồn trích lập dự phịng để xử lý các khoản nợ khơng thu hồi được, chi phí của ngân hàng tăng và làm giảm lợi nhuận. Alper và Anbar (2011) đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa dư nợ cho vay và lợi nhuận, trong khi đó Gul, Irshad và Zaman (2011); Sufian (2011) cơng bố kết quả tương quan thuận chiều. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa TL/TA và ROA.

Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (TE/TA)

Biến TE/TA được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số này thể hiện mức độ an toàn vốn, sự ổn định và lành mạnh của một định chế tài chính. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có thể giảm được chi phí vốn, từ đó có thể tăng được khả năng sinh lời. Hơn thế nữa, với một cấu trúc vốn mạnh, các ngân hàng có thể vượt qua được những cuộc khủng hoảng tài chính, làm tăng uy tín của ngân hàng đối với khách hàng gửi tiền. Khi quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng cơng cụ địn bẩy tài chính quá cao, điều này hàm chứa nhiều rủi ro và có thể làm giảm lợi nhuận khi ngân hàng phải trả chi phí vốn vay lớn. Tuy nhiên Ali, Khizer, Akhtar, Farhan và Zafar (2011) đã đo lường mối tương quan âm giữa tỷ lệ an toàn vốn và lợi nhuận của ngân hàng. Việc tăng vốn chủ sở hữu không đồng thời với nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng thặng dư thanh khoản, hay nói cách khác là ngân hàng đang có tỷ lệ an tồn vốn quá cao. Các nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008); Sufian và Razali (2008); Gul, Irshad và Zaman (2011) đã sử dụng tỷ số này để đo lường mức độ tác động của quy mô vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận của ngân hàng. Tất cả các kết quả đều thể hiện tác động tích cực của tỷ số TE/TA đến khả năng sinh lợi và trong nghiên cứu này, tác giả cũng kỳ vọng có mối tương quan dương giữa TE/TA và ROA của các NHTMCP.

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LLP/TL)

Rủi ro tín dụng là nguy cơ thâm hụt tài chính của ngân hàng do khách hàng vay khơng thể thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng. Dự phịng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ rủi ro tín dụng và theo đó, mức độ rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Tỷ số LLP/TL phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Những khoản tín dụng chẳng những khơng mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn gây ra thiệt hại về mặt tài chính. Các nghiên cứu của Sufian (2011); Alper và Anbar (2011) đã kết luận mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy,trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng tìm ra được mối tương quan âm giữa LLP/TL và ROA.

Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (NII/TA)

Lợi nhuận của ngân hàng có được từ hai nguồn: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi bao gồm nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khốn đầu tư, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động kinh doanh khác. Tổng thu nhập ngồi lãi càng lớn càng thì mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao, nguồn thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng vốn dĩ chứa đựng nhiều rủi ro. Mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh được đo

lường bằng tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản. Tỷ số NII/TA cao sẽ thể hiện một sự gia tăng trong lợi nhuận ngân hàng. Các nghiên cứu của Sufian và Razali (2008); Alper và Anbar (2011); Sufian (2011) đã cho kết quả tương quan thuận giữa mức độ đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và lợi nhuận. Đề tài này cũng sử dụng tỷ số NII/TA và được kỳ vọng có mối tương quan dương với ROA.

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (CIR)

Lợi nhuận của ngân hàng có thể tăng trưởng thơng qua việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong giao tiếp, thông tin và hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời làm giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập. Điều này có tác động tích cực đến tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng. Biến CIR được đo lường bằng tỷ số tổng chi phí hoạt động chia cho tổng thu nhập hoạt động. Trong các nghiên cứu của Zeitun (2012); Syfari (2012), CIR có tương quan âm với khả năng sinh lợi trên tài sản. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tìm ra mối tương quan nghịch giữa CIR và ROA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)