2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam
2.3. Thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất
2.3.2.7. Kế hoạch đối phó với những bất ngờ
Nhằm đảm bảo ứng phó với các tình huống thiếu hụt thanh khoản có thể xảy ra, Eximbank cũng đã xây dựng các phương án xử lý tương ứng với 3 cấp độ thiếu hụt thanh khoản: thiếu hụt thanh khoản tạm thời (thời vụ), thiếu hụt thanh khoản khẩn cấp, và khủng hoảng thanh khoản.
Các biện pháp ứng phó có thể sử dụng:
- Vay Ngân hàng nhà nước qua các nghiệp vụ thị trường mở, thực hiện nghiệp vụ vay có đảm bảo từ Tổ chức tín dụng, nghiệp vụ Repo.
- Vay liên ngân hàng sử dụng hạn mức tín chấp.
- Chuyển đổi từ loại tiền đang thừa thanh khoản sang loại tiền thiếu hụt thanh
khoản.
- Xem xét tăng huy động vốn với lãi suất thích hợp.
- Thương lượng với khách hàng đối với việc rút vốn gửi đến hạn hoặt trước hạn Ngoài ra, trong điều kiện thanh khoản khẩn cấp, khủng hoảng thanh khoản, có thể xem xét sử dụng các biện pháp sau:
- Tạm ngừng cho vay mới và kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân các hợp đồng cho vay đã ký.
- Thế chấp cầm cố hợp đồng vay vốn của khách hàng để vay Ngân hàng nhà nước và các TCTD khác.
- Ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng (*)
- Bán các tài sản Có có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt (*)
(*) Hai giải pháp ứng phó này chỉ sử dụng nếu có khủng hoảng thanh khoản.
2.3.2.8. Hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng.
Cơ chế quản lý vốn tập trung là một cơ chế quản lý vốn theo mơ hình hiện đại, được các NHTM và các tập đoàn tài chính thế giới áp dụng. Mơ hình này là bước chuyển đổi cơ chế vốn phân tán (cơ chế được hầu hết các NHTM tại Việt Nam đang áp dụng hiện nay) sang cơ chế quản lý vốn tập trung, với cơ chế này toàn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xóa bỏ cơ chế điều vốn bằng tiền và cân đối vốn “thủ công”, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của chi nhánh. Mọi nguồn vốn của chi nhánh huy động đều được chuyển về quỹ vốn trung tâm và nhận được thu nhập vốn, mọi khoản sử dụng vốn đều được lấy từ quỹ vốn trung tâm và phải trả chi phí vốn. Các hoạt động huy động vốn
hoặc cho vay vốn sẽ theo chỉ định của Hội sở, chi nhánh được hưởng chênh lệch lãi suất dòng chảy vốn.
Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Hội sở chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, xác định nhu cầu thanh khoản và các biện pháp đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Nhu cầu thanh khoản được xác định trên chênh lệch dòng tiền vào – ra từng thời điểm. Đồng thời Hội sở chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phép của các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.
2.4. THỰC TRẠNG RỦI RO THANH KHOẢN VÀ XỬ LÝ RỦI RO THANH
KHOẢN TẠI EXIMBANK.