2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam
2.4.2. Thực trạng xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank
Về các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản đã được sử dụng:
Trước tình hình thiếu hụt thanh khoản vào tháng 8/2012, Ban điều hành của Eximbank đã nhanh chóng, kịp thời đưa ra các biện pháp tạo nguồn cung thanh khoản từ bên trong và bên ngoài để đáp ứng cầu thanh khoản phát sinh. Điều này được minh chứng tại bảng 3.12 dưới đây.
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu tài sản, nợ phải trả tại Eximbank tháng 8/2012:
NĂM 2012 20.08 21.08 22.08 23.08 24.08 25.08 26&27.08 28.08 29.08 30.08 31.08 Tổng cộng từ 21.08 đến 30.08 A. TỔNG TÀI SẢN 2,560 67 (393) (1,489) (2,583) (339) (1,833) 10 (2,149) (801) (551) (10,061) 1. Vốn huy động 2,283 214 (263) (438) (1,337) (407) (1,508) (562) (914) (258) (168) (5,641) - Tổ chức kinh tế 1,493 287 (49) 67 (386) 34 (220) (259) (641) (20) (332) (1,519) - Dân cư 790 (73) (214) (505) (951) (441) (1,288) (303) (273) (238) 164 (4,122) 2. Tiền gửi TCTD (150) 67 (283) (950) (875) 2 (501) (222) (398) (437) (523) (4,120) 3. Vay NHNN - - - - - - 300 - - - - 300 4. Vay TCTD khác 660 (178) 212 24 (23) (1) 9 206 (2) 1 (1) 247 5. Vốn và các quỹ (176) (27) (71) (30) 44 5 (16) (9) (1) (1) - (106) 6. Khác (57) (9) 12 (95) (392) 62 (117) 597 (834) (106) 141 (741) B. TỔNG NGUỒN VỐN 2,560 67 (393) (1,489) (2,583) (339) (1,833) 10 (2,149) (801) (551) (10,061) 1. Tiền mặt (1,510) (625) (153) (474) (885) (609) 448 (22) 191 (153) 264 (2,018) 2. Tiền gửi NHNN (771) 238 498 464 123 - 1,103 589 902 (70) (883) 2,964
3. Đầu tư chứng khoán (550) - - - - - - - - - - -
4. Tiền gửi tại TCTD 6,424 (286) (972) (1,551) (2,199) 283 (2,694) (682) (2,535) (392) 116 (10,912)
5. Dư nợ cho vay (1,556) 667 230 23 (91) (30) (118) (303) (131) (207) 62 102
Dự phòng rủi ro (12) (2) (2) (2) - - - - - - 77 71
6. Khác 523 73 4 49 469 17 (572) 428 (576) 21 (110) (197)
(Nguồn: số liệu nội bộ của Eximbank và tính tốn của người viết luận văn)
Chủ động sử dụng nguồn cung thanh khoản từ bên trong:
- Từ ngày 21/08-25/08/2012 giảm tiền mặt dự trữ trên 2.740 tỷ để đáp ứng nhu
cầu rút tiền gửi trong dân cư. Sau đó lượng tiền mặt tồn quỹ đã khá ổn định do
Eximbank chuyển sang sử dụng các giải pháp tài trợ khác.
- Rút tiền gửi từ các TCTD khác thu hồi về số tiền trên 10.900 tỷ trong 2 tuần xảy ra vấn đề thanh khoản. Đây là số tiền khá lớn đủ đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi trong dân cư và nhu cầu rút tiền gửi của các TCTD.
- Giảm dư nợ cho vay để thu hồi các khoản tiền về đáp ứng nhu cầu thanh
khoản. Từ ngày 24/08-30/08/2012 dư nợ cho vay tại Eximbank giảm 880 tỷ đồng. - Thu hồi các khoản phải thu gần 200 tỷ.
Tạo nguồn cung thanh khoản từ bên ngoài:
- Vay NHNN 300 tỷ để chi trả cho nhu cầu rút tiền gửi của dân cư; Vay TCTD khác trên 247 tỷ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp thứ yếu do những điều kiện vay từ NHNN thường chặt chẽ và khó tiếp cận.
- Vay liên ngân hàng sử dụng hạn mức tín chấp trên 247 tỷ. Giải pháp này khó thực hiện do rủi ro thanh khoản xảy ra ở các ngân hàng, và khơng có ngân hàng nào sẵn sàng để cho vay ngân hàng khác.
- Ngoài ra nhằm ổn định cầu thanh khoản, Eximbank đã chủ động thương lượng với khách hàng có tiền gửi đến hạn gửi lại Eximbank; đồng thời xem xét tăng huy động vốn mới để bù đắp vốn tiền gửi bị sụt giảm.
Về công tác giám sát rủi ro thanh khoản:
Ngay sau khi vụ việc rủi ro thanh khoản xảy ra tại ACB ngày 21/08/2012, Ban điều hành Eximbank đã nhanh chóng chỉ đạo các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản phải tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thanh khoản nhằm giữ ổn định hoạt động kinh doanh của Eximbank, cụ thể:
- Thường xuyên đo lường thanh khoản và cập nhật báo cáo lên Ban điều hành
về tình hình thanh khoản tại Eximbank. Cụ thể vào thời điểm đó, các phòng ban bao gồm: Phòng quản lý rủi ro thị trường, phòng ban nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phịng kế tốn…phải cập nhật báo cáo 5 phiên/ngày về tình hình hoạt động tại Eximbank trong ngày để báo cáo lên Ban điều hành. Từ đó, khi xảy ra thiếu hụt thanh khoản, Ban điều hành đã có những giải pháp kịp thời để xử lý, bù đắp thiếu hụt, đảm bảo hoạt động Eximbank an toàn.
- Triển khai trên từng chi nhánh trong hệ thống Eximbank yêu cầu giữ ổn
định nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế, thuyết phục, ổn định tâm lý khách hàng để khách hàng tiếp tục gửi tiền tại Eximbank.
Nhận xét: Trước tình huống thiếu hụt thanh khoản tạm thời xảy ra tại
Eximbank vào cuối tháng 8/2012, ban điều hành Eximbank đã có chủ động, linh hoạt và có định hướng chính sách đúng đắn, sử dụng nguồn dữ trự sẵn có đủ để bù đắp nhu cầu thanh khoản. Do đó, tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank khơng bị ảnh hưởng nhiều từ sự kiện thanh khoản này, và nhanh chóng hồi phục vào đầu tháng 9/2012. Kể từ đầu tháng 9/2012, nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức đã đi vào quỹ đạo, ổn định. Xét thấy trên bảng cân đối của Eximbank, mặc dù nguồn vốn huy
động từ dân cư và tổ chức kinh tế sụt giảm trên 3.000 tỷ đồng, tuy nhiên sự sụt giảm này phần lớn do một số khách hàng cá nhân lớn giảm vốn tiền gửi cầm cố vay vốn tại Eximbank trên 2.500 tỷ đồng.