2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam
2.3. Thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất
2.3.2.2. Cơ cấu quản lý thanh khoản tại Eximbank
Cơ cấu quản lý thanh khoản bao gồm quá trình, hệ thống và quy trình quản lý thanh khoản và chức năng, trách nhiệm của những cá nhân liên quan đến quản lý thanh khoản. Eximbank đã thiết lập cơ cấu quản lý thanh khoản khá hoàn chỉnh:
- Để tăng cường chức năng quản lý thanh khoản đối với các rủi ro đa dạng, Eximbank thành lập một bộ phận giám sát hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng dưới hình thức ủy ban, đó là Ủy ban quản lý tài sản Có – tài sản Nợ (ALCO) được điều hành trực tiếp bởi Tổng giám đốc. Vai trò của Ủy ban ALCO là giám sát, đánh giá và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản Có – tài sản Nợ bao gồm cơ cấu các hạng mục tín dụng, đầu tư, huy động vốn, liên ngân hàng, chênh lệch giữa các hạng mục tài sản, vị thế thanh khoản và khả năng chi trả của ngân hàng. Kết cấu của Ủy ban ALCO đảm bảo tính hiệu quả của việc kiểm tra và kiểm soát hoạt động quản lý thanh khoản tại Eximbank, các thành viên của Ủy ban ALCO bao gồm bộ phận quản lý rủi ro và các lãnh đạo từ nhiều phòng, ban nghiệp vụ liên quan như huy động, cho vay, đầu tư tài chính, kinh doanh vàng, tiền tệ, kế toán…Nhằm theo dõi, đánh giá và ứng phó kịp thời với các tình huống thanh khoản có thể xảy ra, Ủy ban ALCO được tổ
chức họp định kỳ mỗi tháng một lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Ban điều hành.
- Các chính sách quản lý thanh khoản được xác định rõ ràng: xác định rủi ro,
các giới hạn chấp nhận, đo lường, giám sát, báo cáo và kiểm soát. Các báo cáo thanh
khoản thường xuyên, định kỳ của Eximbank nhằm giám sát các chỉ tiêu thanh khoản đảm bảo tuân thủ các quản lý khả năng chi trả, quy định về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động theo quy định của NHNN.
Bảng 2.4. Báo cáo theo định kỳ hàng tháng (đến ngày 30/06/2013)
Đơn vị: %
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ theo quy
định của NHNN
Tỷ lệ thực tế tại Eximbank
1 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung dài hạn <= 30% 10,91 %
2 Hệ số an toàn vốn riêng lẻ >= 9% 16,08 %
3 Giới hạn tín dụng Bảo đảm theo quy định
4 Giới hạn góp vốn mua cổ phần 25,72 %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã Quý 2/2013 đã được kiểm toán và số liệu tính tốn của người viết luận văn)
Bảng 2.5. Báo cáo theo định kỳ hàng ngày (đến ngày 30/06/2013)
STT Chỉ tiêu TT ngay
1 Tổng tài sản Có có thể thanh tốn ngay 25,929
2 Tổng Nợ phải trả 141,768
3 = 1 / 2 Tỷ lệ (%) 18.29%
Tỷ lệ quy định NHNN ≥ 15%
Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tới:
Chỉ tiêu VNĐ EUR USD GBP Ngoại tệ và
vàng Mã loại tiền 00 11 12 13 19 Tổng TS Có 30.904 10.379 14.135 10.258 10.592 Tổng TS Nợ 16.624 180 6.872 7 679 Tỷ lệ KNCT (%) 185,90 5.775,38 205,72 147.786,63 1.558,82 Tỷ lệ quy định NHNN >= 100 % >= 100 % >= 100 % >= 100 % >= 100 %
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã Quý 2/2013 đã được kiểm tốn và số liệu tính tốn của người viết luận văn)
Tuy nhiên, cơ cấu quản lý thanh khoản tại Eximbank còn một số hạn chế: - Hệ thống các báo cáo hiện nay tại Eximbank cịn mang tính đối phó, chủ yếu nhằm mục đích báo cáo cho Ngân hàng nhà nước, và chưa thực sự nhằm mục đích điều hành quản lý thanh khoản. Các báo cáo thanh khoản lên Ban điều hành được thực hiện theo yêu cầu, và chưa thường xuyên, do đó chưa đảm bảo được hiệu quả thơng tin lưu thông kịp thời từ cấp độ hoạt động đến cấp điều hành.
- Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý thanh khoản chưa hồn chỉnh, chưa có quy trình quản lý thanh khoản hướng dẫn các bộ phận liên quan quản lý thanh khoản bao gồm nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro thanh khoản.