2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam
2.4.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Eximbank
Nhằm đánh giá thực trạng xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank, luận văn chọn lựa tình huống rủi ro thanh khoản xảy ra tại ngân hàng NHTM cổ phần Á Châu vào tháng 8/2012 (diễn biến sự việc đã được mô tả tại mục 2.2.3.1 chương 2 của luận văn). Từ sự kiện rủi ro thanh khoản tại ACB đã ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động
thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam, trong đó có Eximbank. Các khách
hàng của Eximbank, đặc biệt là cá nhân, lo sợ vụ việc của ACB sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam khác, nên đã đến Eximbank rút vốn tiền gửi tiết kiệm ra khỏi ngân hàng và đem về nhà cất giữ. Qua thống kê cho thấy lượng tiền gửi bị rút đi khỏi hệ thống Eximbank trong 2 tuần cuối tháng 8/2013 (kể từ sự kiện thanh khoản xảy ra ngày 21/08/2012) là trên 9.700 tỷ, trong đó vốn huy động giảm trên 5.600 tỷ (chủ yếu vốn huy động từ dân cư giảm trên 4.100 tỷ, và có ngày giảm trên 1.500 tỷ), nguồn vốn từ tiền gửi TCTD giảm trên 4.100 tỷ.
Trong khi nguồn vốn huy động sụt giảm mạnh, thì dư nợ từ cho vay chưa thể thu hồi kịp để bù đắp, cụ thể dư nợ cho vay của Eximbank từ ngày 21/08/2012 đến ngày 31/08/2012 lại tăng thêm 216 tỷ. Như vậy, Eximbank đang đứng trước trạng thái thiếu hụt thanh khoản tạm thời, và ban điều hành, các lãnh đạo Eximbank phải đưa ra các giải pháp ứng phó nhằm đảm bảo hoạt động thanh khoản an tồn.
Đồ thị 2.1. Diễn biến vốn huy động, cho vay tại Eximbank trong tháng 8/2012
(Nguồn: số liệu nội bộ của Eximbank và tính tốn của người viết luận văn)