Ngân hàng nước ngồi.
Nền tài chính của Việt Nam cịn non trẻ, sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào cũng sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường tới toàn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, như hiệu ứng Domino. Thông qua các sự kiện rủi ro thanh khoản tại một số NHTM trong và ngoài nước như khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tại Argentina, sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock, rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam năm 2008, rủi ro thanh khoản tại ACB (chi tiết tại
Phụ lục 4), luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho NHNN và các
NHTM Việt Nam trong hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng như sau:
Về phía Ngân hàng nhà nước:
- Cuộc khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống các NHTM cho thấy một kinh nghiệm là rủi ro thanh khoản tại các NHTM vô cùng nhạy cảm với diễn biến trong nền kinh tế, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách tiền tệ. NHNN Cần tính tốn chi tiết, cơng khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách cần sự tính tốn chi tiết, q trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích cơng khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan.
- Thêm vào đó, NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mơ để có những phịng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong q trình thực hiện.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ là tất yếu sau thời gian dài tăng trưởng tín dụng q nóng và tăng cung tiền nhưng tình hình có thể đã bớt căng thẳng hơn nếu trước khi thực hiện quyết định rút tiền, NHNN tham khảo ý kiến của các NHTM với quy mơ và tiềm lực vốn có khác nhau hoặc giãn cách thời gian thực hiện các biện pháp để NHTM có thời gian tăng cung thanh khoản.
- NHNN cũng cần xem xét và tăng cường sử dụng các công cụ khác như tăng lãi suất tiền gửi để thu tiền về, tránh dồn gánh nặng thanh khoản cho các NHTM khi đưa ra yêu cầu mua tín phiếu khá đột ngột.
- Khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHNN cần có biện pháp
thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làm ổn định niềm tin của
công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro trong phạm vi một ngân hàng.
Về phía các ngân hàng thương mại:
- Cần nhận định bất kỳ loại rủi ro nào trong ngân hàng cũng đều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. NHTM cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản vì tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Các khoản cho vay cũng chiếm phần lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay, các NHTM cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
- Khi có những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, mỗi ngân hàng đều
cần có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong trường hợp biến động đó có thể ảnh
hưởng tới hoạt động và uy tín của mình. Cần có cơng tác PR, đặc biệt là có mối quan hệ tốt với báo giới để quản lý tốt các thông tin nhạy cảm, tránh sự thổi phồng của các phương tiện đại chúng.
- Công tác dự báo và phân tích thị trường cần phải được các NHTM Việt Nam quan tâm đúng mức và triển khai có hệ thống khoa học. Ngoài việc chấp hành
nghiêm túc các tỷ lệ an toàn, các NHTM cần phải thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
- Cần tạo ra tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an tồn thanh
khoản, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng đẩy lãi suất lên cao
tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền làm giá, tăng lãi suất hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.
- Việc tạo ra những kịch bản ứng phó với các tình huống thanh khoản có thể xảy ra sẽ là liều thuốc tạo nên sức đề kháng tốt nhất cho các ngân hàng thương mại chống lại các vấn đề thanh khoản xảy ra.
Kết luận Chương 1:Quản lý thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt
quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Một ngân hàng có thể gặp khủng hoảng thanh khoản, thậm chí phá sản nếu quản lý thanh khoản khơng đúng cách, hiệu quả. Về lý thuyết, có hai phương pháp quản lý thanh khoản: quản lý truyền thống dựa trên các chỉ số thanh khoản và quản lý hiện đại dựa trên phân tích tình huống trong tương lai để dự đoán cung cầu thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản phù hợp. Các NHTM Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản là những vấn đề đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng
thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.
Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.
Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTM cổ phần tại Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) do Đại hội đồng cổ đông đứng đầu được đại diện qua Hội đồng quản trị, với Tổng giám đốc và trung tâm đào tạo trực thuộc Hội đồng quản trị. Hệ thống Eximbank phân thành 1 Hội sở quản lý 1 Sở Giao dịch, 41 chi nhánh,1 văn phòng đại diện và 164 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Tổng giám đốc điều hành trực tiếp Hội sở gồm các Hội đồng/Ủy ban, Trung tâm xử lý nợ và 8 Phó Tổng giám đốc (trong đó có 1 Phó Tổng giám đốc thường trực). Các Phó Tổng giám đốc quản lý 1 trung tâm tín dụng và 8 Khối (trong đó có 4 Khối kinh doanh, 1 Khối giám sát hoạt
động, 1 Khối nguồn nhân lực, 1 Khối văn phòng và 1 Khối CNTT), riêng 1 Phó Tổng giám đốc người Nhật phụ trách Phòng liên minh.
Xem phụ lục 1. Mơ hình cơ cấu tổ chức tại Eximbank.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây
a. Kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank
A- Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: tỷ đồng) 2010 2011 2012 Tháng 6/2013 Tổng tài sản 131.111 183.567 170.156 156.385 Vốn chủ sở hữu 13.511 16.303 15.812 14.572 Trong đó: Vốn điều lệ 10.560 12.355 12.355 12.355 Tổng huy động vốn 79.006 72.864 82.338 81.997 Tổng dư nợ tín dụng 61.718 74.045 74.316 79.786
Lợi nhuận thuần từ Hoạt động
kinh doanh trước trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng
2.643 4.327 3.090 860
Lợi nhuận trước thuế 2.378 4.056 2.851 755
Lợi nhuận sau thuế 1.815 3.039 2.139 581
B- Các chỉ tiêu tài chính cơ bản (Đơn vị: %) 2010 2011 2012 Tỷ lệ ROA 1,85 1,93 1,2 Tỷ lệ ROE 13,51 20,39 13,3 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 1,42 1,61 1,32 Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 13,5 19,3 13,5
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã được kiểm tốn qua các năm)
b. Công nghệ thông tin
Hệ thống cơng nghệ thơng tin (CNTT) của Eximbank tiếp tục hồn thiện và phát triển nhằm hướng đến mục tiêu một ngân hàng hiện đại đa năng trên nền tảng công nghệ thông tiên tiến. Trong năm 2012, hệ thống công nghệ thông tin của Eximbank đã đạt được nhiều thành quả như: tổ chức lại Ủy ban chỉ đạo CNTT trực thuộc Hội đồng quản trị để thực hiện chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị về định hướng chiến lược phát triển hệ thống CNTT của Eximbank; thành lập Hội đồng chuyên trách về vận hành và rủi ro trực thuộc Tổng giám đốc thực hiện chức năng
tham mưu lien quan đến quá trình vận hành hệ thống CNTT, quản lý rủi ro, an tồn bảo mật thơng tin, triển khai các dự án CNTT…
c. Về sản phẩm dịch vụ:
Dịch vụ ngân hàng của Eximbank không ngừng đổi mới và phát triển. Mơ hình bán hàng chủ động (SSP/RM) tiếp tục được nhân rộng với đội ngũ chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp, năng động, bán hàng tận nơi, đồng thời đa dạng các kênh bán hàng để Eximbank đến gần khách hàng hơn. Bên cạnh đó, Eximbank ln nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng tiện ích thanh toán (điện, nước, điện thoại), cũng như kết hợp công nghệ hiện đại vào giao dịch ngân hàng, mang lại sự tiện lợi tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra, nhằm tạo ra dịch vụ ngân hàng đẳng cấp, riêng biệt, dịch vụ ngân hàng Eximbank VIP nhiều tiện ích thiết thực, đa dạng, liên kết các đơn
vị cung ứng dịch vụ triển khai nhiều ưu đãi dành cho khách hàng VIP của
Eximbank.
Các sản phẩm dịch vụ tại Eximbank rất đa dạng, bao gồm: huy động tiền gửi
thanh toán, tiền gửi tiết kiệm; Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; Phát hành và
thanh tốn thẻ tín dụng nội địa và quốc tế; Dịch vụ ngân hàng hiện đại như Home
Banking; Mobile Banking; Internet Banking; Các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh ngoại tệ; kinh doanh vàng; thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; các giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ; nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước; các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngồi nước; dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học…
d. Hoạt động quản trị rủi ro
Eximbank thực hiện công tác quản trị rủi ro trên nguyên tắc cẩn trọng, đảm
bảo hài hòa mục tiêu lợi nhuận và an toàn đối với hoạt động kinh doanh. Tồn hệ
thống Eximbank đã giữ vững và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động, đảm bảo thanh khoản và an tồn hoạt động. Mơ hình quản lý rủi ro của Eximbank với các ủy ban, hội đồng trực thuộc Hội đồng quản trị, Ban điều hành và thực hiện tách bạch chức năng quản lý rủi ro thơng qua
Khối Giám sát hoạt động với 3 phịng quản lý rủi ro, cụ thể: Phòng quản lý rủi ro tín dụng, Phịng quản lý rủi ro thị trường và Phòng quản lý rủi ro hoạt động. Việc tách
bạch chức năng đã đảm bảo mơ hình quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và theo
tư vấn của đối tác chiến lược SMBC.
e. Phát triển mạng lưới
Trong năm 2012, Eximbank đưa vào hoạt động thêm 4 điểm giao dịch mới (1 chi nhánh, 3 phòng giao dịch), nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống Eximbank lên 207 điểm giao dịch, gồm có: 1 Sở giao dịch, 1 văn phòng đại diện, 41 chi nhánh, 160 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm và 3 điểm giao dịch. Đến cuối năm 2012, mạng lưới giao dịch Eximbank đã hiện diện tại 20/… tỉnh thành trên toàn quốc.
2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
Hiện nay, Eximbank hoạt động quản lý thanh khoản dựa trên khuôn khổ pháp lý được quy định từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam và cụ thể hóa thành các văn bản pháp lý, các hướng dẫn nội bộ.
2.2.1.Quy định của NHNN Việt Nam:
Một số các văn bản liên quan đến hoạt động quản lý thanh khoản tại các
NHTM Việt Nam gồm có: Thơng tư 15/2009/TT-NHNN củ a N H N N V i ệ t
N a m ban hành ngày 10/08/2009 “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn
hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng”; Thơng tư 13/2010/TT/NHNN của NHNN Việt Nam ban hành ngày 20/05/2010, hiệu lực ngày 01/10/2010 “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng” và các văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT/NHNN như thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011.
- Quy định tỷ l ệ n g u ồ n vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tại các NHTM tối đa 30%.
- Quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại các NHTM tối thiểu 9% - Quy định tỷ lệ khả năng thanh toán ngay tối thiểu 15%, và tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tới tối thiểu bằng 1.
- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động không vượt quá 80% (đối với NHTM), và 85% (đối với TCTD phi ngân hàng).
2.2.2.Quy định của NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
Hoạt động quản lý thanh khoản tại Eximbank được thực hiện nhằm đảm bảo khả năng chi trả và thanh tốn mọi nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Eximbank tiếp tục tăng cường hoàn thiện khung quản lý thanh khoản, quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận để đảm bảo nhận diện, đo lường và kiểm soát hiệu quả rủi ro thanh
khoản, đảm bảo thực hiện theo quy định của NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của Tổ chức tín dụng.
Các nội dung pháp lý về quản lý thanh khoản tại Eximbank bao gồm: - Thành lập Ủy ban quản lý tài sản Có - tài sản Nợ (ALCO).
- Ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động
- Ban hành quy định về Hệ thống chỉ số đo lường thanh khoản và kế hoạch quản lý khả năng chi trả trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tại Eximbank.
- Ban hành quy định Hệ thống báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản, Hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý của Eximbank.
- Quy định hạn mức đảm bảo thanh khoản tại Eximbank.
Xem phụ lục 2. các văn bản pháp lý về quản lý thanh khoản tại Eximbank
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)
2.3.1. Thực trạng thanh khoản tại Eximbank:
2.3.1.1. Các chỉ tiêu theo quy định của NHNN
Bảng 2.2: Chỉ tiêu thanh khoản theo quy định của NHNN
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tiêu chuẩn
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 15,97 27,00 46,89 26,87 17,79 12,94 16,38 min: 9%
Tỷ lệ thanh toán ngay (*) 16,78 18,32 22,66 min:15%
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử
dụng để cho vay trung dài hạn 0 0 0 0 0 5,91 10,72 max: 30%