Một số chỉ tiêu thanh khoản được xem xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44 - 48)

2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam

2.3. Thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất

2.3.1.2. Một số chỉ tiêu thanh khoản được xem xét

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu thanh khoản được xem xét tại Eximbank

Đơn vị: %

Mã số Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T6/2013

H1 Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” 9.22% 17.18% 26.42% 19.48% 9.59% 6.74% 8.29% 9.23%

H2 Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động 12.55% 25.27% 39.43% 27.13% 15.91% 16.97% 17.13% 17.60%

H3 (Tiền mặt+Tiền gửi thanh tốn tại NHNN+Tiền gửi

khơng kỳ hạn tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có” 18.62% 9.80% 18.53% 15.53% 6.69% 5.82% 10.46% 3.69%

H4 Dư nợ/Tổng tài sản “Có”. 55.70% 54.74% 44.01% 58.95% 47.07% 40.34% 43.68% 51.02%

H5 Dư nợ/Tiền gửi khách hàng. 75.79% 80.53% 65.67% 82.10% 78.12% 101.62% 90.26% 97.30%

H6 Chứng khoán kinh doanh+Chứng khốn sẵn sàng để

bán/Tổng tài sản “Có”. 7.13% 3.76% 11.79% 0.67% 0.03% 0.0012% 0.59% 0.00%

H7 Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD. 102.30% 391.02% 606.45% 275.95% 96.07% 89.80% 99.09% 95.67%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã được kiểm toán của các năm)

Hệ số H1 và H2:

Tương tự như hệ số CAR, hệ số H1 và H2 phản ánh tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản Có (H1) hoặc tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn khách hàng (H2). Vốn tự có được coi như “tấm đệm” giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh, đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Xét theo Bảng 3.3 cho thấy Eximbank ln duy trì khá cao hai hệ số H1 và H2, cao nhất năm 2008 đến 26% (H1), gần 40%

(H2), nghĩa là Eximbank đã ở phạm vi hoạt động khá an tồn. Tuy nhiên, việc duy trì

hệ số H1 và H2 cao chưa hẳn đã tốt, xét về khía cạnh lợi nhuận. Vốn tự có của

Eximbank đã tăng khá nhanh và tạm thời chưa được sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất. Khi hành động như vậy, Eximbank sẽ gặp khó khăn trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, là một trong những điều kiện để Eximbank mở rộng, phát triển.

Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:

Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt, phản ánh tỷ lệ giữa tài sản dự trữ sơ cấp (tiền mặt + tiền gửi thanh tốn tại NHNN + tiền gửi khơng kỳ hạn tại các TCTD) trên tổng tài sản Có. Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo số liệu bảng

3.3 cho thấy Eximbank duy trì hệ số H3 khá cao trong giai đoạn từ năm 2006 đến

2009 (với hệ số H3 trung bình trên 15%), tuy nhiên kể từ năm 2010, hệ số H3 của Eximbank đã giảm xuống thấp dưới 10,5% và đến thời điểm 30/06/2013 là 3,69%. Hệ số H3 giảm do trong năm 2010, tổng tài sản tại Eximbank tăng với tốc độ nhanh đến 100% trong khi đó tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN, tiền gửi KKH của các TCTD đều giảm. Sở dĩ tổng tài sản tại Eximbank năm 2010 tăng nhanh như vậy do được tài trợ từ nguồn vốn nhận gửi từ TCTD khác. Riêng thời điểm 30/06/2013, hệ số H3 giảm xuống còn 3,69% do tiền mặt tại quỹ của ngân hàng bị giảm mạnh đến 87% (Tại thời điểm này, Eximbank phải giảm tồn quỹ vàng để chuyển toàn bộ số dư huy động vốn bằng vàng, giữ hộ vàng từ hạch toán nội bảng sang hạch tốn ngoại bảng). Nhìn chung hệ số H3 tại Eximbank duy trì ở mức khá thấp trong thời gian gần đây là vần đề cần phải cảnh báo, do khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất phát sinh, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu thanh khoản. Điều này ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng xét về khía cạnh lợi nhuận.

Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Nhìn chung, hoạt động chủ yếu của Eximbank vẫn là hoạt động tín dụng: chỉ số H4 trung bình từ năm 2006 đến tháng 6/2013 là 49,44%, có nghĩa, tính trung bình các khoản tín dụng chiếm gần 50% trong tổng tài sản “Có” của Eximbank. Rủi ro dễ thấy nhất là rủi ro lãi suất. Vào thời điểm năm 2008, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng khơng đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi. Chưa kể việc Eximbank sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tạo nên rủi ro về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử

dụng vốn. Vì hiện nay dư nợ là hoạt động kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho

ngân hàng, tuy nhiên hoạt động cho vay cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Do đó, Eximbank cần phải theo dõi và điều chỉnh hệ số H4 cho phù hợp với tình hình thanh khoản của ngân hàng, đảm bảo hoạt động an toàn xét trong những điều kiện kinh tế khác nhau và đảm bảo khả năng sinh lợi cao.

Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5:

Để hiểu rõ hơn về chỉ số H4, luận văn xem xét them chỉ số H5, là chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng, đánh giá ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Theo số liệu thống kê tại bảng 3.3 cho thấy Eximbank thường xun duy trì khá cao hệ số H5. Tính bình quân chung từ năm 2006 đến tháng 6/2013, hệ số H5 của Eximbank đạt gần 85%, có thời điểm trên 101% (năm 2011), có nghĩa Eximbank cứ huy động được 1 đồng thì cho vay trên 1,01 đồng. Như vậy, tài sản “Có” sinh lời là các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản “Có” của Eximbank, mà cho vay là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Bên cạnh đó, tồn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay, thậm chí cho vay vượt mức huy động khá cao. Trong trường hợp này, Eximbank buộc phải vay TCTD khác để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản và thơng thường chi phí vay sẽ cao trong trường hợp cung tiền bị hạn chế.

Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6:

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Theo số liệu thống kê tại bảng 3.3 cho thấy Eximbank nắm giữ chứng khoán với tỷ lệ thấp dưới 1% (riêng năm 2006 đến năm 2008 tỷ lệ này từ 3,76% đến 11,79%), đặc biệt, có thời điểm Eximbank gần như không dự trữ loại tài sản này cho nhu cầu thanh khoản (năm 2011

và tháng 6/2013). Một điểm cần lưu ý ở đây là, thị trường chứng khoán Việt Nam

giảm sút rất lớn kể từ năm 2007 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc nên việc nắm giữ các chứng khoán này cũng không cải thiện được trạng thái thanh khoản, thậm chí đơi khi ngân hàng bị thua lỗ vì kinh doanh chứng khốn. Do đó, Eximbank duy trì tỷ lệ H6 ở mức thấp trong điều kiện kinh tế hiện nay là hợp lý.

Chỉ số trạng thái ròng đối với TCTD H7:

Những nhận định khi phân tích 2 chỉ số H4 và H5 sẽ được minh chứng thêm khi xét chỉ số H7 - chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009, chỉ số H7 tại Eximbank ln lớn hơn 1, thậm chí đạt đến con số 6 lần. Thực chất trong giai đoạn này, Eximbank đã cho vay khá cao so vốn huy động trung bình trên 76% (H5) và dư nợ chiếm tới trên 50% trên tổng tài sản “Có” (H4), cho nên việc duy trì mức chênh lệch lớn giữa tiền gửi cộng (+) cho vay đối với TCTD và tiền gửi cộng (+) đi vay từ TCTD chỉ có thể là khoản vốn góp của các cổ đông tạm thời chưa sử dụng được gửi và cho vay tại các TCTD.

Tuy nhiên từ năm 2010 đến nay, hệ số H7 nhỏ hơn 1, tức là Eximbank phải đi vay, nhận gửi từ các TCTD nhiều hơn cho vay, gửi tại các TCTD khác. Điều này dễ dàng giải thích được qua hệ số H5 khi mà nguồn vốn huy động không đủ để tài trợ cho vay thì buộc Eximbank phải đi vay lại từ các TCTD để bù đắp khoản thiếu hụt trên bảng cân đối kế tốn, có giai đoạn hệ số H5 cao đến 101,62%.

Nhận xét: từ số liệu phân tích tại bảng 3.3 nhận thấy Eximbank đã quản lý khá tốt các tỷ lệ an toàn vốn đảm bảo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước, và

quản lý các hệ số thanh khoản ở mức độ an toàn và hợp lý đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, một số hệ số cần lưu ý và cân nhắc xem xét

lại là hệ số H3 đang duy trì ở mức khá thấp, ngân hàng dễ dàng gặp vấn đề thanh

khoản do phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu thanh

khoản; đồng thời việc duy trì hệ số H4, H5 khá cao tiềm ẩn rủi ro thanh khoản sẽ

phát sinh nếu như rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)