2.1 .Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.2.1 .Quy định của NHNN Việt Nam
2.3. Thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất
2.3.2.3. Tính hệ thống của quản lý thanh khoản tại Eximbank trong
quan với các rủi ro hoạt động khác.
Các loại rủi ro không nên được xem xét và đánh giá một cách riêng biệt, bởi vì một loại rủi ro cũng có thể tác động đến các loại rủi ro khác, chẳng hạn rủi ro thanh khoản có thể bị ảnh hưởng sâu sắc bởi rủi ro tín dụng. Một minh chứng rõ ràng cho vấn đề này là vào năm 2008 khi tín dụng ngân hàng tăng trưởng quá nóng dẫn đến nợ
xấu phát sinh quá nhiều, và trong điều kiện NHNN thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng không đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu thanh khoản, dẫn đến thiếu hụt thanh khoản, và phải huy động vốn mới với lãi suất cao để bù đắp khoản thiếu hụt.
Trong q trình quản trị rủi ro, Eximbank đã có kết hợp phân tích tổng hợp các loại rủi ro, và đã thành lập ba phòng chuyên trách quản lý rủi ro: quản lý rủi ro hoạt động, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc một Khối duy nhất là Khối giám sát hoạt động. Ngồi ra, hàng ngày có một báo cáo tổng hợp phân tích các loại rủi ro liên quan báo cáo lên Ban điều hành để có cái nhìn tổng thể các rủi ro và mối tương quan giữa các rủi ro. Nội dung của báo cáo tổng hợp bao gồm tình hình thị trường tiền tệ, tình hình kinh tế tài chính trong nước và quốc tế, tình hình hoạt động tại Eximbank gồm: 1. hoạt động huy động và cho vay; 2. hoạt động kinh doanh vàng, đầu tư tài chính; 3. các hạn mức trạng thái ngoại tệ, vàng, hạn mức gửi vốn liên ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động; 4. hoạt động tín dụng (đặc biệt phân tích kỹ tình hình biến động của nợ xấu).