Có thể khẳng định rằng, sách giáo khoa là cơng cụ chủ yếu và quan trọng nhất trong giảng dạy môn Lịch sử. Song với mục tiêu, yêu cầu của giáo dục bậc Trung học Phổ thông, sử dụng sách giáo khoa là chưa đủ. Bởi sách giáo khoa cung cấp kiến thức cơ bản nên nội dung có những chuẩn mực nhất định. Mặt khác, trong khuôn khổ giới hạn, sách giáo khoa không thể sử dụng quá nhiều tranh ảnh, tài liệu minh hoạ mà phải ưu tiên cho nội dung bài học. Vì vậy, số lượng, kích thước tài liệu minh hoạ trong sách giáo khoa là có hạn. Nhằm kết hợp hài hồ giữa u cầu bảo đảm cung cấp đầy đủ kiến thức lịch sử cơ bản cho học sinh và yêu cầu mở rộng kiến thức, xây dựng một giờ học lịch sử sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, xây dựng chuyên đề tài liệu lưu trữ làm công cụ giảng dạy trực quan trong giờ học lịch sử là một giải pháp hữu hiệu.
Hình thức này có thể sử dụng tất cả các loại hình tài liệu lưu trữ, kể cả tài liệu phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình; giúp cho học sinh tiếp cận trực tiếp với tài liệu, thấy được những dấu tích của thời gian trên tài liệu qua các vết rách, vết mờ, ố; thấy được khơng khí của sự kiện qua các hình ảnh, màu sắc, âm thanh... được ghi chép lại ngay tại thời điểm diễn ra sự kiện. Giá trị và độ tin cậy của tài liệu sẽ tăng thêm. Hơn nữa, học sinh có thể đọc, hiểu trọn vẹn nội dung tài liệu, biết thêm về cách sử dụng ngôn ngữ, lối hành văn... trong quá khứ. Học sinh cảm nhận được một cách khách quan, trung thực về sự kiện lịch sử. Đồng thời, kích thích học sinh suy nghĩ, phân tích vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.
Nội dung mỗi chuyên đề tài liệu lưu trữ nên gắn với nội dung từng bài học cụ thể. Theo chương trình mơn Lịch sử, để phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1945 - 1975, có thể xây dựng một số chuyên đề tài liệu lưu trữ như:
- Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính;
- Chiến dịch Việt Bắc thu - đơng năm 1947; - Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950; - Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954; - Phong trào Đồng khởi, năm 1959 - 1960; - Trận Điện Biên Phủ trên không, năm 1972;
- Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam;
- Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn 1975.
Hình thức của chun đề tài liệu lưu trữ dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử. Đối với chuyên đề tài liệu lưu trữ giấy, có thể xây dựng dưới dạng sách, sắp xếp các tài liệu hành chính, tài liệu khoa học - kỹ thuật, tài liệu ảnh... theo một trật tự lôgic. Ưu điểm của chuyên đề tài liệu lưu trữ giấy là sử dụng dễ dàng, không cần sự hỗ trợ của các trang thiết bị khác. Nhưng nếu muốn sử dụng tài liệu phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình cần có sự hỗ trợ của các thiết bị trình chiếu. Khác với chuyên đề tài liệu lưu trữ giấy, chuyên đề tài liệu lưu trữ dạng điện tử có thể kết hợp tất cả các loại hình tài liệu từ tài liệu hành chính, tài liệu khoa học - kỹ thuật cho đến tài liệu nghe - nhìn. Đặc biệt, chuyên đề tài liệu lưu trữ dạng điện tử có thể lồng ghép sử dụng nhiều loại hình tài liệu cùng một lúc. Ví dụ, giới thiệu tài liệu giấy, tài liệu ảnh, tài liệu khoa học - kỹ thuật trên nền của một đoạn băng ghi âm... Đó là ưu điểm mà chuyên đề tài liệu lưu trữ giấy khơng có được. Mặt khác, chuyên đề tài liệu lưu trữ dạng điện tử sẽ hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn nhờ ứng dụng các kỹ thuật, kỹ xảo của công nghệ thông tin. Song khi sử dụng chuyên đề tài liệu lưu trữ dạng điện tử, nhất thiết phải có các thiết bị trình chiếu kèm theo như máy tính xách tay và máy chiếu hay tivi và video...
Ngoài ra, để khai thác, sử dụng tốt chuyên đề tài liệu lưu trữ đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết sâu sắc về tài liệu để truyền đạt đến học sinh, liên kết giữa nội dung bài học và tài liệu lưu trữ. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi chuyên đề tài liệu lưu trữ cần xây dựng một bản thuyết minh đi kèm để giới thiệu về xuất xứ, nội dung và ý nghĩa của tài liệu.
Từ những vấn đề mang tính lý luận trên, chúng tơi đã tiến hành sưu tầm, lựa chọn tài liệu lưu trữ, xây dựng chuyên đề dưới dạng sách và dạng điện tử: “Một số tài liệu về cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng lâm thời ở Việt Nam”.