Tổ chức tham quan kho lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 72 - 73)

Từ trước đến nay, tham quan các di tích lịch sử, bảo tàng được coi là một trong các hoạt động ngoại khoá của học sinh từ bậc Tiểu học cho đến bậc Trung học Phổ thông. Các kho lưu trữ là nơi bảo quản nguồn sử liệu gốc phong phú, đa dạng lại chưa trở thành một điểm đến của học sinh, sinh viên; ngoại trừ các sinh viên thuộc chuyên ngành lưu trữ đến tham quan nghiệp vụ. Theo quan điểm của chúng tơi, trong q trình giáo dục lịch sử, đưa học sinh đến tham quan kho lưu trữ sẽ có những tác dụng sau:

- Một là, tạo điều kiện cho học sinh có dịp biết đến và tiếp cận nguồn sử liệu gốc;

- Hai là, kết hợp nhiều hình thức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam trong chương trình tham quan;

- Ba là, giúp cho học sinh hiểu thêm về vai trị, vị trí của cơng tác lưu trữ trong xã hội thơng qua tìm hiểu quá trình thu thập, bổ sung, chỉnh lý, bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại các kho lưu trữ;

- Bốn là, cơ hội tốt để các cơ quan lưu trữ đến gần hơn với công chúng, quảng bá, giới thiệu thêm về các kho lưu trữ.

Chương trình tham quan kho lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thơng bao gồm các nội dung chính sau:

- Tìm hiểu khái qt về lịch sử, chức năng, nhiệm vụ của kho lưu trữ; số lượng, thành phần, nội dung tài liệu đang bảo quản tại kho thơng qua các hình thức như: thuyết trình, tham quan phịng truyền thống, xem phim tư liệu...

- Tham quan khu trưng bày tài liệu lưu trữ quý, hiếm; trưng bày tài liệu theo chuyên đề; tài liệu về tiến trình lịch sử Việt Nam;

- Nghe giới thiệu về các ấn phẩm lưu trữ...

Đặc biệt, ngày 02 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg yêu cầu các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: “Bố trí diện tích thích đáng để thường xuyên tổ chức triển lãm trưng bày tài liệu lưu trữ”. Thực hiện Chỉ thị này, ngày 26 tháng 11 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BNV hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng. Thông tư đã quy định khu vực phục vụ công chúng, diện tích “khu vực phục vụ công chúng tối thiểu bằng tổng diện tích sàn kho bảo quản tài liệu”. Đây sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các kho lưu trữ xây dựng, sửa chữa và nâng cấp khu vực phục vụ công chúng; nâng cao chất lượng phục vụ các đoàn tham quan.

Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức tổ chức tham quan kho lưu trữ sẽ gặp những khó khăn nhất định do khoảng cách về không gian. Trong hệ thống tổ chức lưu trữ Việt Nam, có một kho lưu trữ Trung ương Đảng thuộc Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tại Hà Nội, bốn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một kho lưu trữ lịch sử cấp tỉnh, thông thường đặt tại thủ phủ của tỉnh. Như vậy, không phải trường Trung học Phổ thông nào cũng gần các kho lưu trữ trung ương và địa phương để tổ chức cho học sinh đến tham quan. Do đó, hình thức tổ chức tham quan kho lưu trữ chỉ có thể áp dụng đối với các trường Trung học Phổ thông gần kho lưu trữ trung ương hoặc địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)