Khái quát về môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 36 - 42)

a) Các quy định

Hiện nay, việc giảng dạy môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông được quy định trực tiếp và gián tiếp trong nhiều văn bản khác nhau. Có thể kể đến các văn bản quy định về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10, lớp 11, lớp 12 (Quyết định số 15/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu Lớp 12, Quyết định số 2094/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Phê duyệt mẫu thiết bị dạy học tối thiểu Lớp 12…); trong đó có quy định về Danh mục thiết bị dạy học môn Lịch sử; tài liệu phân phối chương trình Trung học Phổ thơng môn Lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung các văn bản tập trung vào vấn đề sau:

* Quy định đối với giáo viên

- Thực hiện đúng chương trình học

- Tổ chức giờ học môn Lịch sử với các nội dung: + Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, lược đồ;

+ Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử của một bài, chương, giai đoạn lịch sử;

+ Tổ chức cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm khách quan với các dạng khác nhau.

* Quy định đối với học sinh

- Nắm vững các kiến thức chủ yếu trong sách giáo khoa Lịch sử.

- Hoàn thiện 6 kỹ năng: nhận biết, thơng hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

* Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy môn Lịch sử

- Tăng cường tính trực quan, hình ảnh, khả năng gây xúc cảm của các thông tin về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử.

- Tổ chức cho học sinh làm việc nhiều hơn với các sử liệu có trong sách giáo khoa.

- Tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau. - Đa dạng hố các hình thức tổ chức dạy và học lịch sử.

- Dạy học bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng đã được quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng.

* Sử dụng thiết bị dạy học

Thiết bị dạy học môn Lịch sử rất đa dạng và phong phú, bao gồm: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, mẫu vật, băng hình… nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đối với phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các thiết bị dạy học tối thiểu sau:

- Tranh ảnh: Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn; quân và dân cả nước chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Chiến dịch Hồ Chí Minh (Xuân 1975).

- Lược đồ: các lực lượng quân sự ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám; chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947; chiến trường Đông Dương 1953 - 1954; Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; chiến dịch Biên giới thu - đông 1950; chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975; Việt Nam từ 1954 - 1975.

Tuy nhiên, tranh ảnh, lược đồ có thể chuyển sang đĩa CD thơng dụng. Ngồi các thiết bị dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã nêu trên, căn cứ vào chương trình, nội dung dạy học, điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để tổ chức mua sắm, tự làm hoặc sưu tầm thêm các thiết bị khác.

Những quy định mang tính mở, định hướng trên sẽ là cơ sở để các trường Trung học Phổ thông, các giáo viên chủ động khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 lớp 12.

b) Chương trình

Mơn Lịch sử bậc Trung học Phổ thơng gồm có chương trình chuẩn và chương trình nâng cao, tương đương với hai loại chương trình là Sách giáo khoa chuẩn và Sách giáo khoa nâng cao. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao là cách phân phối chương trình, số lượng tiết học cịn về nội dung chính thì tương đối giống nhau.

Dựa trên Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 được biên soạn mới năm 2008 và tài liệu phân phối chương trình mơn Lịch sử bậc Trung học Phổ thơng có thể tóm tắt chương trình mơn Lịch sử lớp 12 như sau:

* Về thời lượng

- Chương trình chuẩn, cả năm: 52 tiết/37 tuần - Chương trình nâng cao, cả năm: 70 tiết/37 tuần

Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 thuộc chương trình mơn Lịch sử lớp 12, thời lượng là 15 tiết đối với chương trình chuẩn và 21 tiết đối với chương trình nâng cao.

* Về nội dung

Chương trình mơn Lịch sử bậc Trung học Phổ thơng gồm hai phần chính là lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam được bố trí đan xen vào chương trình học ở mỗi lớp. Trong đó, lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 gồm các nội dung chính sau:

- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 02 tháng 9 năm 1945 đến trước ngày 19 tháng 12 năm 1946.

- Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

- Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 - 1953).

- Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

- Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).

- Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hồn toàn miền Nam (1973 - 1975).

(Chi tiết chương trình lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông tại Phụ lục số 1)

c) Nhận xét * Về thời lượng

Để đưa ra được nhận định chính xác về thời lượng dành cho mơn Lịch sử ở bậc Trung học Phổ thông đã đủ hay chưa, chúng tôi xin đưa ra bảng thống kê sau: Mơn Lớp Chƣơng trình Lịch sử Ngữ văn Toán Hoá học Tiếng Anh Vật lý Thể dục Lớp 10

Chuẩn 52 tiết 105 tiết 105 tiết 70 tiết 105 tiết 70 tiết 70

tiết Nâng cao 52 tiết 140 tiết 150 tiết 88 tiết 140 tiết 87 tiết

Lớp 11

Chuẩn 35 tiết 123 tiết 123 tiết 70 tiết 105 tiết 70 tiết 70

tiết Nâng cao 70 tiết 140 tiết 150 tiết 87 tiết 140 tiết 87 tiết

Lớp 12 Chuẩn 52 tiết 105 tiết 123 tiết 70 tiết 105 tiết 70 tiết 70

tiết Nâng cao 70 tiết 140 tiết 150 tiết 88 tiết 140 tiết 105 tiết

(Bảng thống kê được tổng hợp từ Tài liệu phân phối chương trình các mơn học bậc Trung học Phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tổng số tiết của môn Lịch sử ở bậc Trung học Phổ thơng theo chương trình chuẩn là 139 tiết, theo chương trình nâng cao là 192 tiết.

Qua bảng so sánh trên có thể thấy rằng, thời lượng dành cho mơn Lịch sử ở bậc Trung học Phổ thơng ít hơn so với các môn học như Ngữ văn, Toán học, Vật lý, Tiếng Anh, Hoá học, Thể dục… Mỗi tuần, thời gian dành cho môn Lịch sử từ 1,5 - 1,9 tiết, tương đương 70 - 85 phút. Điều đó đồng nghĩa với việc môn Lịch sử chỉ được coi là một môn học phụ. Trong khi đó, thời gian dành cho các môn học được coi là mơn chính như Ngữ văn, tiếng Anh, Tốn… gấp thời gian dành cho mơn Lịch sử từ 1,5 - 2,0 lần. Từ đó cho thấy một sự chênh nhau giữa khối lượng kiến thức và thời lượng chương trình. Thời gian học ít, kiến thức nhiều đã có tác động khơng nhỏ đến phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của học sinh và làm cho môn Lịch sử trở nên nặng nề.

* Về nội dung

Qua phần tóm tắt nội dung mơn Lịch sử bậc Trung học Phổ thơng, có thể thấy rằng, chương trình đã bao quát được lịch sử hơn mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, từ nguồn gốc cho đến thế kỷ XXI và lịch sử thế giới từ thời nguyên thuỷ cho đến thế kỷ XXI. Nội dung Sách giáo khoa Lịch sử được biên soạn mới năm 2008 có nhiều ưu điểm hơn so với Sách giáo khoa Lịch sử trước đây.

- Ưu điểm:

+ Lịch sử lớp 10, lớp 11, lớp 12 cung cấp cho học sinh những kiến thức tổng quan nhất về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ cho đến nay (năm 2000). Do đó, giúp cho học sinh có được những hiểu biết cơ bản nhất về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.

+ Nội dung chương trình phân chia thành các phần, chương, bài rõ ràng, bảo đảm tính lơgic, liền mạch.

+ Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam được bố trí đan xen nhau trong chương trình học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh liên hệ, so sánh giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt cũng như sự tác động của lịch sử thế giới đến lịch sử Việt Nam trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại.

+ Sách giáo khoa Lịch sử có sự kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình, sử dụng nhiều hình ảnh, bản đồ minh hoạ làm phong phú và sinh động các bài học lịch sử. Hầu hết trong mỗi bài học mơn Lịch sử đều có hình ảnh hoặc bản đồ để minh hoạ. Ví dụ: phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, Sách giáo khoa theo chương trình chuẩn sử dụng 35 hình ảnh minh hoạ và 7 lược đồ; chương trình nâng cao sử dụng 39 hình ảnh minh họa, 8 lược đồ.

- Hạn chế:

+ Từ lớp 4 cho tới hết lớp 12, học sinh học một số sự kiện lịch sử rất nhiều lần. Chương trình mơn Lịch sử giữa các bậc học ít nâng cao và mở rộng. Do đó, mơn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông chỉ là sự lặp lại những kiến thức mà học sinh đã được biết đến từ bậc Tiểu học và Trung học Cơ sở, dẫn đến sự nhàm chán, thiếu hứng thú trong học tập của học sinh.

+ Hiện nay, có nhiều quan điểm cho rằng Sách giáo khoa Lịch sử chỉ là một “phân khúc” của lịch sử. Lịch sử là một dịng sơng lớn có sự hợp nhất bởi ba dịng chảy chính trị, kinh tế và văn hoá nhưng nội dung Sách giáo khoa Lịch sử chủ yếu về quân sự, các phong trào cách mạng, các cuộc đấu tranh chính trị… mà ít nói đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hơn nữa, sự tồn diện của lịch sử khơng chỉ được tạo bởi những chiến cơng mà cịn bằng cả những thất bại, những sai lầm; không chỉ tồn tại qua tính liên tục, tình trạng ổn định mà qua cả các hiện tượng gián đoạn, khủng hoảng. Song nội dung Sách giáo khoa chủ yếu đề cập đến những chiến cơng, chiến thắng mà ít nói đến những mất mát, hy sinh và thất bại. Do đó, chưa rèn luyện được cảm quan, tư duy lịch sử cho học sinh và sự liên hệ giữa lịch sử với hiện tại.

Theo thống kê, trong chiến tranh, Việt Nam có hơn một triệu liệt sỹ. Hơn 30 năm đã trôi qua kể từ khi nước ta giành được độc lập, thống nhất hoàn toàn, thời gian đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng những đau thương, mất mát của chiến tranh vẫn cịn. Tất cả những điều đó tại sao lại không được đưa vào Sách giáo khoa Lịch sử để giáo dục cho học sinh giá trị của hồ bình cũng như tấm lịng biết ơn những thương binh, liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)