Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ biên soạn sách giáo khoa Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 62 - 65)

giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông

2.3.1. Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ biên soạn sách giáo khoa Lịch sử Lịch sử

Theo Luật Giáo dục năm 2005: “Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các mơn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thơng”. Sách giáo khoa cần bảo đảm một số tính chất sau:

- Tính chuẩn mực về lượng kiến thức đối với từng môn học ở từng lớp học, từng cấp học;

- Tính dễ hiểu, dễ tiếp thu (tính sư phạm cao) đối với từng độ tuổi ở từng lớp học, từng cấp học;

- Tính lơgic khoa học rất cao, tính kế thừa - tiếp nối các kiến thức của từng môn học đã học ở các lớp nối tiếp nhau;

- Tính đồng nhất về chất lượng sách giáo khoa trong cả nước đối với từng môn học, từng lớp và từng cấp học;

- Tính văn hố, tính lịch sử của dân tộc Việt Nam cần phải truyền thụ trong một số mơn;

- Tính tâm lý, sức khoẻ phù hợp với khả năng tiếp thu ở từng độ tuổi, từng lớp học trên bình diện cả nước (cần chú ý đầy đủ đến điều kiện học, điều kiện sống ở các vùng nơng thơn, niềm núi);

- Tính truyền thụ đạo đức làm người, kỹ năng sống ứng với từng độ tuổi, từng lớp, từng cấp học;

- Tính ổn định cao qua các năm chỉ cần tái bản...

Để đạt được các yêu cầu trên, biên soạn sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa mơn Lịch sử nói riêng tn theo những ngun tắc nhất định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc biên soạn sách giáo khoa; chọn sách để dạy thí điểm, tổ chức dạy thí điểm, lấy ý kiến đóng góp của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, hội nghề nghiệp, học sinh; thẩm định, duyệt và quyết định chọn sách để sử dụng làm sách giáo khoa, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên. Tham gia biên soạn, biên tập sách giáo khoa là nhiều nhà khoa học có uy tín. Sau khi sách giáo khoa được biên soạn xong, Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình và thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông (gồm một số cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo giỏi thuộc lĩnh vực chun mơn có liên quan đến sách giáo khoa cần thẩm định) sẽ đọc, nhận xét, đánh giá bản thảo sách giáo khoa; trình Bộ trưởng ý kiến của Hội đồng về việc xét duyệt bản thảo sách giáo khoa, nhằm đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thống nhất của mơn học trong cấp học, bậc học thuộc giáo dục phổ thông cũng như trong mối quan hệ với chương trình, sách giáo khoa của bậc học khác.

Trong thực tế, việc biên soạn sách giáo khoa Lịch sử ít sử dụng tài liệu đang bảo quản tại các cơ quan lưu trữ. Đa số bản đồ, lược đồ là bản vẽ lại. Ảnh sử dụng trong sách giáo khoa Lịch sử chủ yếu từ các nguồn như: Thơng tấn xã Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Quân sự, một số trang web nước ngoài.... Trong nội dung bài học và phần đọc thêm của sách giáo khoa Lịch sử nâng

cao có giới thiệu tồn văn một số tài liệu. Những tài liệu này được trích từ các xuất bản phẩm. Ví dụ như: Lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa), sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 nâng cao, trang 167 trích từ Văn kiện Đảng tồn tập, tập 7, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000, trang 421 - 422 hay Bút tích Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 nâng cao, trang 179 trích từ Hồ Chí Minh tồn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, năm 1995, trang 484...

Đặc biệt, đối với học sinh lớp 12, kiến thức cơ bản về lịch sử đã được giảng dạy qua nhiều cấp học, bậc học từ lớp 4 cho đến lớp 12. Vì vậy, ở lớp 12, bên cạnh việc hoàn thiện kiến thức lịch sử cơ bản, nội dung sách giáo khoa cần mở rộng, giúp cho học sinh có cách nhìn đa chiều, khách quan hơn về lịch sử. Nói một cách khác, sách giáo khoa không nên chỉ đưa ra thông tin thuần tuý mà cần cung cấp cho học sinh những nguồn sử liệu gốc chân thực, tin cậy để các em tự suy luận, phân tích và đánh giá.

Do đó, khi biên soạn sách giáo khoa Lịch sử, sử dụng tài liệu hành chính, tài liệu khoa học - kỹ thuật và tài liệu ảnh là thật sự cần thiết. Phần nội dung bài học, có thể sử dụng tài liệu hành chính ở dạng tồn văn, trích đoạn hoặc truyền đạt lại. Song tài liệu hành chính phải liên quan trực tiếp đến nội dung bài học và sử dụng với hàm lượng vừa phải, không gây cảm giác nặng nề cho học sinh. Phần minh hoạ dùng tài liệu ảnh, bản đồ, lược đồ, bản vẽ kỹ thuật... Cần lựa chọn tài liệu minh họa mang tính đặc tả cao nhằm tạo mối liên hệ giữa bài học và hình ảnh cũng như tạo ấn tượng, giúp học sinh ghi nhớ nội dung bài học. Phần đọc thêm có thể sử dụng cả tài liệu hành chính, tài liệu khoa học - kỹ thuật và tài liệu ảnh. Phần này nhằm mở rộng kiến thức, giúp cho học sinh hiểu bài học sâu sắc, đa chiều hơn nên có thể sử dụng tài liệu có nội dung chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)