Kinh nghiệm tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục của Lưu trữ các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 49 - 52)

hoạt động giáo dục của Lưu trữ các nước

Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục nói chung và giảng dạy lịch sử nói riêng là hình thức được lưu trữ các nước: Pháp, Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc... thực hiện từ nhiều năm qua. Cho đến nay, Lưu trữ Quốc gia Mỹ có khoảng 10 hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong giáo dục lịch sử. Ví dụ như: Chương trình giáo dục tại Lưu trữ Quốc gia, triển lãm, hội thảo trực tuyến... Lưu trữ Trung Quốc giáo dục lịch sử từ tài liệu cho học sinh qua việc tổ chức cắm trại hè “Trưởng thành - Suy nghĩ - Chúng tôi trưởng thành với thành phố Thượng Hải”, “Đến với lưu trữ để hiểu biết hơn về Thanh Hải”...; tổ chức “Lớp học thứ 2” cho học sinh bằng cách hình thức triển lãm, toạ đàm, bình phẩm tranh, giao lưu đọc sách. Lưu trữ Singapore “giáo dục cho học sinh, sinh viên rằng những bài học quá khứ vẫn còn phù hợp với ngữ cảnh hiện tại” [14, tr.49] thông qua các hội thảo chuyên đề, trò chơi, triển lãm lưu động tại trường học, thực tập thực tế tại cơ quan lưu trữ... Lưu trữ Pháp cùng đã ban hành nhiều chính sách về hoạt động giáo dục, xây dựng các chuyên đề, hồ sơ bài giảng từ tài liệu dành cho từng cấp học, tổ chức tham quan lưu trữ quốc gia...

Mặt khác, xây dựng các website với nội dung phong phú, giao diện thân thiện, giúp cho công chúng tiếp cận dễ dàng hơn với tài liệu lưu trữ khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như Lưu trữ Singapore đã xác định “học sinh, sinh viên là mục tiêu để chúng tơi xây dựng văn hố u di sản của người Singapore. Bằng việc lựa chọn đối tượng học sinh, sinh viên, chúng tơi có thể khắc sâu tình u di sản trong họ khi họ cịn trẻ và ngược lại họ cũng sẽ

truyền tình yêu của họ tới bạn bè và những thế hệ tương lai” [14, tr.45]. Học sinh, sinh viên Singapore ngày nay rất hiểu biết về công nghệ thông tin và để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu trực tuyến tài liệu lưu trữ, Lưu trữ Singapore đã phát triển Chương trình tiếp cận lưu trữ trực tuyến (Access to Archives Online - A20) như một cổng tìm kiếm thơng tin một cửa. Nhiều sưu tập tài liệu ảnh, bài phát biểu, bản chép lời các bài lịch sử khẩu vấn... được đăng tải trên website http://www.a2o.com.sg để phục vụ nhu cầu tiếp cận tài liệu của học sinh, sinh viên. Lưu trữ Mỹ có một địa chỉ đường link trong website của Lưu trữ Quốc gia chuyên về giáo dục, đó là: http://www.archives.gov/education/. Tại địa chỉ này, giáo viên và học sinh có thể tìm thấy nhiều thơng tin về việc khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giáo dục lịch sử, đặc biệt là các chuyên đề tài liệu về lịch sử nước Mỹ như: cách mạng và sự thành lập nhà nước (1754 - 1820); mở rộng và cải cách (1801 - 1868); nội chiến và kiến thiết (1850 - 1877); sự phát triển trở thành cường quốc công nghiệp (1870 - 1900); sự trỗi dậy của lục địa mới (1890 - 1930); sự trì trệ trong Chiến tranh thế giới thứ II (1929 - 1945)...

Từ thực tiễn công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục của Lưu trữ các nước trên thế giới, Lưu trữ Việt Nam chắc chắn sẽ tham khảo, học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.

*** Tiểu kết

Tài liệu lưu trữ với những đặc điểm và tính chất vốn có là một nguồn di sản văn hố có giá trị của dân tộc. Tài liệu lưu trữ đã và đang phát huy giá trị của nó trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chiếm một khối lượng không nhỏ trong Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam là tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945 - 1975. Tại Kho Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng và các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đang lưu giữ một khối lượng

không nhỏ tài liệu lưu trữ thuộc giai đoạn này. Chúng phản ánh trung thực và sinh động lịch sử Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, văn hoá, khoa học... trong 30 năm với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bởi vậy, tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945 - 1975 là nguồn sử liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại.

Mặt khác, chất lượng dạy và học lịch sử Việt Nam đang trở thành một vấn đề “nóng” của xã hội. Nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Một trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng mơn Lịch sử là do chương trình học và sách giáo khoa Lịch sử. Song chúng tôi nghĩ rằng, tại sao chúng ta khơng có những hành động thiết thực hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mơn Lịch sử trước khi có sự đổi mới về chương trình học, nội dung sách giáo khoa.

Trước thực tiễn trên, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông là một giải pháp thực sự cần thiết và hữu hiệu. Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ sẽ cung cấp nguồn tư liệu để bổ sung, mở rộng kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử; giúp quá trình giảng dạy của giáo viên sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn hơn. Đồng thời, góp phần nâng cao tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học mơn Lịch sử. Học sinh sẽ hiểu biết thêm về lịch sử Việt Nam không chỉ qua bài giảng của các thầy cơ giáo ở trên lớp mà cịn được tiếp cận trực tiếp với nguồn sử liệu gốc thơng qua nhiều hình thức khác nhau... Những kiến thức lịch sử đến với học sinh một cách tự nhiên, khơng chỉ bó hẹp trong khn khổ bài học trong sách giáo khoa Lịch sử. Học sinh sẽ chủ động, tham gia trực tiếp vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học, khơng cịn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)