Đào tạo cán bộ lưu trữ, giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 79 - 81)

Con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của mọi chương trình, kế hoạch. Bởi vậy, sau khi xây dựng chương trình tổng thể về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông, cần đào tạo đội ngũ cán bộ đủ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng để thực hiện chương trình này.

Đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức khai thác, sử dụng và khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam hướng tới hai nhóm đối tượng chính là cán bộ lưu trữ và giáo viên.

a) Đối với cán bộ lưu trữ

- Mục đích: nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

- Nội dung:

+ Mục tiêu, nội dung và chương trình lịch sử Việt Nam;

+ Nghiệp vụ tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Kỹ năng tuyên truyền cho giáo viên, học sinh về công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ và hiệu quả của khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Kỹ năng xác định nhu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam của giáo viên và học sinh;

+ Kỹ năng xây dựng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

- Hình thức đào tạo:

+ Biên soạn cẩm nang về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát và học tập kinh nghiệm của lưu trữ các nước như Pháp, Mỹ, Singapore, Trung Quốc... trong khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác giáo dục lịch sử;

+ Mời các chuyên gia nước ngoài trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử;

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam...

b) Đối với giáo viên

- Mục đích: nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

- Nội dung đào tạo:

+ Khát quát chung về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ; + Hệ thống các cơ quan lưu trữ Việt Nam;

+ Thủ tục, hình thức khai thác, sử dụng tài liệu tại các cơ quan lưu trữ; + Kỹ năng tìm kiếm, sưu tầm tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Kỹ năng sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam. - Hình thức đào tạo:

+ Biên soạn cẩm nang về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát và học tập kinh nghiệm của lưu trữ các nước về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong công tác giáo dục lịch sử;

+ Tổ chức tham quan nghiệp vụ tại các cơ quan lưu trữ;

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Tổ chức giao lưu, trao đổi giữa cán bộ lưu trữ và giáo viên về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

Những hình thức đào tạo này có thể tổ chức riêng hoặc lồng ghép vào các chương trình khác như các lớp bồi dưỡng kiến thức của giáo viên môn Lịch sử, các hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)