Tổ chức chiếu phim tư liệu là hình thức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần địa điểm thích hợp (tại chiếu phim hoặc trường học) cùng một số trang thiết bị trình chiếu tương thích, có thể giúp cho hàng trăm học sinh hiểu thêm về lịch sử qua những thước phim lưu trữ.
Qua phim tư liệu, người xem như đang được chứng kiến, được sống trong sự kiện lịch sử. Bởi vậy, phim tư liệu là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu lịch sử. Trong các cơ quan lưu trữ, Viện phim Việt Nam còn lưu giữ được nhiều bộ phim thời sự, tài liệu và đoạn phim tư liệu về các sự kiện chưa được dựng thành phim. Ví dụ các bộ phim: “Trận Mộc Hoá” (bộ phim tài liệu kháng chiến đầu tiên được quay trực tiếp từ mặt trận Mộc Hoá năm 1948); “Chiến thắng Tây Bắc”, năm 1952; “Vài nét về chiến thắng Điện Biên Phủ” năm 1954... Hay các bộ phim tư liệu về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn nước ngoài sử dụng các nguồn tư liệu của Pháp, Mỹ như: “Việt Nam cuộc chiến mười nghìn ngày”, “Việt Nam một thiên lịch sử bằng truyền hình”, “Chiến tranh Việt Nam: Những hình ảnh chưa được biết đến”...
Thời gian càng lùi xa, người ta càng nhận ra giá trị vô giá của những thước phim tư liệu hay nói một cách khác là "đánh thức những thước phim tư liệu quay trong quá khứ bằng ánh sáng của tư tưởng mới, cái nhìn mới, chiều sâu nhận thức mới về những gì đã qua” [69]. Tổ chức UNESCO đã khuyến cáo “Lưu trữ điện ảnh rất quan trọng đối với di sản văn hoá thế giới. Phổ biến phim lưu trữ đến cơng chúng cịn quan trọng hơn”. Vậy thì tại sao, khi cơng cụ giảng dạy lịch sử Việt Nam cho học sinh còn thiếu thốn, chúng ta lại không sử dụng những bộ phim tư liệu đang được lưu giữ trong các cơ quan
lưu trữ. Bộ phim chỉ thực sự sống khi ở trên màn ảnh. Chúng ta hãy làm cho những bộ phim này sống và phát huy giá trị như một công cụ giáo dục tư tưởng, giúp cho thế hệ trẻ hiểu thêm về cội nguồn dân tộc.