- Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoà
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1 Tổng Quan Về Khủng Hoảng Tài Chính Tồn Cầu
2.1 Tổng Quan Về Khủng Hoảng Tài Chính Tồn Cầu
Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 - 2008 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt
giá chứng khốn và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hồn thiện ở Mỹ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ
năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Mỹ với nhiều nước, cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thối kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Mỹ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay khơng trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ
chức tài chính ở nước này. Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Mỹ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Mỹ bắt đầu giảm dần. Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, …
cũng lâm nạn. Chính việc phá sản của các tập đồn như Fannie Mae và Freddie Mac và các ngân hàng lớn như Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ), City Bank Group đã dẫn đến phản ứng dây chuyền đổ vỡ. Đã có gần 1.200 ngân
hàng Mỹ nộp đơn xin trợ cấp từ Chương trình hỗ trợ của Chính phủ để tránh lâm
thể. Theo báo cáo về thực trạng ngành ngân hàng Mỹ của Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) ngày 26-2-2009, số ngân hàng Mỹ đối mặt với khả năng bị giải thể tính tới quý 4-2008 đã lên tới mức cao nhất trong vòng 15 năm, bao gồm 252 ngân hàng, tăng gần 1,5 lần so với con số 171 ngân hàng trong bảng danh sách công bố vào cuối quý 3-2008. Đây là số ngân hàng Mỹ bên bờ vực đổ vỡ cao nhất kể từ năm 1995, chiếm khoảng 3% trong tổng số khoảng 8.500 ngân hàng và tổ chức tiết kiệm mà FDIC đang đứng ra bảo hiểm. Tình trạng khó khăn, đổ vỡ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã lan tỏa đến các ngành sản xuất kinh doanh như
công nghiệp ơtơ, xây dựng... Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực
kinh tế thực của Mỹ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Mỹ 2008-2010. Chỉ số bình qn cơng nghiệp Dow Jones lúc
đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm
1997. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%.
Kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái với tốc độ nhanh, tăng trưởng kinh tế quý 3- 2008 ở mức - 0,3%, quý 4-2008 là - 6,2%. Mức chi tiêu của người tiêu dùng, vốn
đóng góp tới hai phần ba vào sự tăng trưởng kinh tế Mỹ, suy giảm mạnh nhất kể từ
năm 1980. Thâm hụt ngân sách liên bang trong năm tài khoá 2008 tăng mạnh tới mức kỷ lục 454,8 tỷ USD, cao gấp ba lần mức thâm hụt 161,5 tỷ USD trong tài khoá năm 2007.
Từ Mỹ, cuộc khủng hoảng lan sang các quốc gia khác trên thế giới. Hệ thống ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Mỹ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Mỹ. Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.
Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa. Đột biến rút tiền gửi cịn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này. Sang năm 2008, đến lượt Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành hai công ty riêng biệt. Các ngân hàng
khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building Society, Alliance &
Leicester. London Scottish Bank và Dunfermline Building Society phải chịu sự giám sát đặc biệt của Chính phủ Anh.
Ở Iceland đã xảy ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng trên diện rộng. Ngay
quý I năm 2008, GDP của Iceland giảm 1,5%, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1983 tới thời điểm này. Glitnir, Straumur Investment Bank, Reykjavík Savings Bank phải chịu quốc hữu hóa. Kaupthing, Landsbanki của nước này phải chịu đặt dưới sự quản lý của cơ quan giám sát tài chính quốc gia. Đầu năm 2008, xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Ireland bị giảm, khiến cho giá cổ phiếu của ngân hàng này sụt trầm trọng, giá cổ phiếu tại thời điểm đầu tháng 3 năm 2008 giảm tới 99% so với giá đỉnh cao vào năm 2007. Đầu năm 2009, Anglo Irish Bank bị quốc hữu hóa. Allied
Irish Banks cũng phải chịu tình trạng cổ phiếu mất giá tương tự và phải chấp nhận cải cách để nhận được khoản vay tái cơ cấu của Chính phủ. Cuối năm 2008, Fortis của Bỉ bắt đầu bị bán dần, chỉ còn lại các bộ phận kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
Dexia chịu khoản lỗ 3,3 tỷ euro và phải xin Chính phủ Bỉ cho vay để củng cố. Ở Hà Lan, để đảm bảo hệ số an toàn vốn, ING Group đã phải xin Chính phủ Hà Lan cho vay. Ở Đức, ngay từ đầu năm 2008, người ta phát hiện ra rằng BayernLB đã chịu
những khoản lỗ lớn do tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Mỹ. Sau đó, ngân hàng này đã phải cầu xin sự giúp đỡ của Chính phủ Liên bang Đức.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chình tồn cầu đã gây ra những hậu quả nặng nề cho hệ thống tài chính, ngân hàng thế giới. Từ đó dẫn truyền đến suy thối kinh tế trong phạm vi tồn cầu.