Nợ xấu NHTM gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 53)

- Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoà

2.4.2.1 Nợ xấu NHTM gia tăng

Theo Fabrizio (2010), khủng hoảng tài chính sẽ dẫn đến thất nghiệp gia tăng sự suy thoái của nền kinh tế, từ đó nhu cầu tiêu dùng và đầu tư suy giảm, dẫn đến trì trệ trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, các ngành sản xuất hướng đến xuất khẩu và khách hàng nước ngoài của các quốc gia đang phát triển chịu ảnh hưởng lớn nhất. Kết quả kinh doanh sụt giảm dẫn đến nợ xấu của các doanh nghiệp gia tăng ở các ngân hàng

ở các nước như Bolivia, Moldova, Armenia, Georgia, Pakistan, Ghana, Kenya,

Nigeria, … và Việt Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng nhanh dưới ảnh hưởng gián tiếp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo Quyết định

493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Trên toàn hệ thống nợ xấu là 3,39% năm 2011, tăng nhanh so với năm 2010 (2,5%), 2009 (2,2%).

Nguyên nhân gây tỷ lệ nợ xấu tăng là do cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp, vay vốn khó khăn và lãi suất vay cao, thị trường đầu ra thu hẹp, thua lỗ từ đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản… khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Ví dụ điển hình là

trường hợp của Vinashin, theo ơng Trần Bắc Hà - Chủ tịch HĐQT BIDV, tổng nợ của Vinashin tính đến 12/2011 tại BIDV là 6.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 3,2% tổng dư nợ tại BIDV. Trong đó, số nợ được chuyển qua cho Vinalines là 1.600 tỷ đồng, khiến mức nợ “khủng” của Vinashin tại BIDV còn 5.000 tỷ đồng, tương ứng 2,4% tổng dư nợ. Ngoài ra, thị trường bất động sản xuống dốc nghiêm trọng dưới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu khiến cho các khoản vay liên quan đến bất động sản trở nên khó thu hồi và làm cho tỉ lệ nợ xấu gia tăng.

Hình 2.3: Tỉ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng, 2002 – 2011

Nguồn: NHNN Việt Nam Khi xem xét các ngân hàng thương mại cụ thể, có thể nhận thấy tỉ lệ nợ xấu

Hình 2.4: Tỉ lệ nợ xấu một số ngân hàng, 2007 – 2011

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của các ngân hàng Ngân hàng Agribank hiện có tình trạng nợ xấu nghiêm trọng nhất, tăng từ 2,5% năm 2007 lên 6% năm 2011 với phần lớn nguồn nợ xấu là từ các doanh nghiệp nhà nước. Ngân hàng Vietcombank có tỉ lệ nợ xấu tăng từ 2,66% năm 2007 lên 4,61% năm 2008. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu của Vietcombank có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Ngân hàng Eximbank có tỉ lệ nợ xấu tăng khá nhanh, từ 0,88% năm 2007 lên 4,71% năm 2008, và giảm xuống 1,61% năm 2011.

Các ngân hàng vốn có truyền thống nợ xấu thấp cũng có tỉ lệ nợ xấu tăng cao sau giai đoạn khủng hoảng như ACB, từ mức 0,08% năm 2007 lên 0,9% năm 2008 và 0,89% năm 2011, Sacombank từ mức 0,39% năm 2007 lên 0,99% năm 2008 và 0,58% năm 2011.

Đối với 9 NHTM niêm yết trên sàn chứng khốn, tổng nợ xấu năm 2011 đạt

Hình 2.5: Nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các NH NHTMCP nhà Hà Nội (HBB) có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cao nhất 4,69%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống và các NH niêm yết khác. Các NHTM niêm yết khác đều có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh so với cuối năm 2010 (ACB, Vietinbank, Eximbank, MBB, Navibank, SHB, Sacombank). Riêng Vietcombank có tỉ lệ nợ xấu giảm (2,03 năm 2011) so với 2,91% năm 2010, tuy nhiên đây vẫn là tỉ lệ khá cao (trên 2%) so với các ngân hàng lớn khác.

Hình 2.6: Tỉ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các NH

Trong cơ cấu nợ xấu của 9 NH niêm yết, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn và phải trích lập dự phịng 100%) có tỉ lệ lớn nhất (46,5%) với hơn 5.500 tỷ

đồng. Điều này gây ra nhiều lo ngại về mức độ nghiêm trọng của nợ xấu và ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi nhuận các NH do phải trích lập dự phịng rủi ro.

Hình 2.7: Cơ cấu nợ xấu của 9 NH niêm yết, tính đến 31/12/2011

Nguồn: Báo cáo tài chính các NH

Đối với từng ngân hàng niêm yết, nợ xấu ở cả 3 nhóm đều gia tăng mạnh về

giá trị tuyệt đối so với năm 2010. Về nợ nhóm 3, cả 9 NH niêm yết có xu hướng

tăng so với năm 2010, tổng số tăng từ 2,837 tỷ năm 2010 lên 4,032 tỷ năm 2011. Hiện NH Ngoại Thương Việt Nam có lượng nợ nhóm 3 cao nhất trong nhóm, tăng từ 1.164 tỷ năm 2010 lên 1.257 tỷ năm 2011. Tiếp theo là NH Công Thương với 925 tỷ năm 2010 lên 1.072 tỷ năm 2012.

Những NH có truyền thống nợ xấu thấp cũng có nợ nhóm 3 tăng mạnh: ACB tăng từ 64 tỷ năm 2010 lên 275 tỷ năm 2011 (tăng hơn 4 lần); Sacombank tăng từ 31 tỷ năm 2010 lên 102 tỷ năm 2011 (tăng hơn 3 lần), SHB tăng từ 36 tỷ năm 2010 lên 190 tỷ năm 2011 (tăng hơn 3 lần).

Hình 2.8: Nợ nhóm 3 của 9 NH niêm yết (triệu VND), tính đến 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các NH Về nợ nhóm 4, 8 NH niêm yết (trừ Vietinbank) có xu hướng tăng so với năm 2010, tổng số tăng từ 1.383 tỷ năm 2010 lên 2.287 tỷ năm 2011.

Hiện NH Ngoại Thương Việt Nam có lượng nợ nhóm 4 cao nhất trong nhóm, tăng từ 390 tỷ năm 2010 lên 653 tỷ năm 2011. Tiếp theo là Eximbank với tỉ lệ tăng rất nhanh từ 163 tỷ năm 2010 lên 353 tỷ năm 2011.

Các NH khác cũng có nợ nhóm 4 tăng rất mạnh: ACB tăng từ 58 tỷ năm 2010 lên 345 tỷ năm 2011 (tăng gần 6 lần); Sacombank tăng từ 61 tỷ năm 2010 lên 193 tỷ năm 2011 (tăng hơn 3 lần), SHB tăng từ 39 tỷ năm 2010 lên 154 tỷ năm 2011 (tăng 4 lần).

Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5 - phải trích lập dự phòng 100%) của 9 NH năm 2011 là 5.500 tỷ. NH Cơng Thương có tỉ lệ nợ nhóm 5 tăng rất mạnh, từ 203 tỷ năm 2010 lên 913 tỷ năm 2011 (tăng hơn 4 lần). Hiện NH Ngoại Thương Việt Nam vẫn có lượng nợ nhóm 5 cao nhất trong nhóm với 2.347 tỷ năm 2011 mặc dù có giảm so với năm 2010 (3.592 tỷ).

Những NH có truyền thống nợ xấu thấp cũng có nợ nhóm 5 tăng mạnh: ACB tăng từ 170 tỷ năm 2010 lên 297 tỷ năm 2011.

Hình 2.10: Nợ nhóm 5 của 9 NH niêm yết (triệu VND), tính đến 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các NH Bên cạnh đó, nợ nhóm 2, tức nợ cần chú ý, được xem là nợ “dự bị” xấu cũng tăng mạnh khơng kém. Cả 9 NH đều có tỉ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ tăng mạnh.

Hình 2.11: Tỉ lệ nợ nhóm 2 của 9 NH niêm yết trên tổng dư nợ, tính đến 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các NH Nợ nhóm 2 trong năm 2011 của Habubank chiếm 31% tổng dư nợ, của Vietcombank là 14% tổng dư nợ. Mặc dù nợ nhóm 2 chưa được tính vào nợ xấu

nhưng chỉ cần các khoản nợ này quá hạn trên 90 ngày hoặc các khách hàng có thêm một khoản nợ bị chuyển vào nhóm rủi ro cao hơn thì khoản nợ đó sẽ bị cơ cấu lại

thành nợ xấu. Tỷ lệ nợ nhóm 2 cao cũng là một tín hiệu đáng lo ngại.

Chưa thể khẳng định được bao nhiêu tỷ đồng trong số nợ "dự bị xấu" nói trên có nguy cơ bị phân loại xuống nợ hạng 3, 4, 5 - nhóm nợ xấu, nhưng hầu như khoản nợ xấu nào cũng từng trải qua bước phân loại nhóm 2. Điều kiện để các khoản "Nợ cần chú ý" biến thành nợ xấu là: hoặc thời gian nợ quá hạn kéo dài quá 90 ngày, hoặc doanh nghiệp đi vay có một khoản nợ quá hạn vượt quá 90 ngày. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chật vật, nguy cơ "tăng bậc" xếp hạng của các khoản nợ khơng khó xảy ra.

Hầu hết các ngân hàng niêm yết nói trên đều là các ngân hàng lớn, có bề dày kinh nghiệm cũng như năng lực quản trị tốt nhất. Vì vậy, có thể hình dung được thực trạng nợ xấu của các ngân hàng cịn lại cũng như của tồn hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, sự khác biệt trong cách phân loại nợ theo chuẩn Việt Nam (VAS) và theo chuẩn quốc tế (IAS) là một vấn đề lớn đối với các NHTM Việt Nam bởi vì có sự khác biệt tương đối lớn trong phân loại nợ giữa VAS và IAS: Hầu hết các

NHTM tại Việt Nam hiện nay đều phân loại nợ dựa vào định lượng mà thiếu đi

phần định tính như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ không phản ánh thực chất khoản nợ. Đồng thời, các NH chỉ xếp phần nợ đến hạn không trả được vào nợ xấu, trong khi

phần còn lại của khoản nợ vẫn là nợ đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, theo IAS, nếu

phần nợ đến hạn khơng trả được thì tồn bộ khoản nợ phải được xếp vào nợ xấu. Ngoài ra, một số NH Việt Nam còn biến nghiệp vụ gia hạn nợ, vốn là một nghiệp vụ bình thường của NH, thành một hình thức để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình do nợ gia hạn khơng được tính vào nợ xấu. Đồng thời, khơng ít ngân hàng đã hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3-5 để tránh trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tránh

ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Kết quả là sự chênh lệch giữa phân loại nợ xấu

theo VAS và IAS ngày càng lớn.

Rất ít NH áp dụng phân loại nợ định tính do cịn nhiều bất cập: Mặc dù

NHNN đã đưa ra quy định về việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-

NHNN, trong đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7), tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 3 NH tại Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ định tính theo Điều 7 là BIDV, Agribank và Vietcombank. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Các NH phải xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để áp

dụng phương pháp phân loại này (2) Phân loại nợ theo định tính sẽ làm tỷ lệ nợ xấu cao gấp 2 – 3 lần so với định lượng và (3) Bản thân việc phân loại nợ theo định tính cũng gặp phải nhiều điểm bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)