- Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoà
CHÍNH TỒN CẦU
3.1 Tái Cấu Trúc Vốn 1 Vốn Điều Lệ
3.1.1 Vốn Điều Lệ
Hiện tại Việt Nam có 5 NHTMCP tỷ lệ vốn nhà nước chi phối, 1 Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, 37 NH TMCP tư nhân, 48 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Có thể nói, số lượng ngân hàng đã bùng nổ trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là sự bùng nổ về số lượng mà "quên" chất lượng.
Mặc dù số lượng các ngân hàng ra đời nhanh và nhiều nhưng hầu hết quy mô các NHTM Việt Nam vẫn nhỏ hơn so với các quốc gia khác trong khu vực
Hình 3.1: Quy mô ngành ngân hàng một số quốc gia; Nguồn: Chứng khoán VCBS Vào thời điểm 31/12/2010, mới chỉ có 27/37 NH TMCP có vốn điều lệ từ
3.000 tỷ đồng trở lên. 10 ngân hàng cịn lại có vốn điều lệ từ 1.500-2.800 tỷ đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng khoán diễn biến khơng thuận lợi. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết
31/12/2011. Đến đầu năm 2012, số ngân hàng này đã tăng vốn kịp tiến độ. Tuy
nhiên, trong tổng số các NH TMCP, số ngân hàng nhỏ tương đối nhiều, có tới gần
20 ngân hàng có vốn điều lệ 3000 – 4000 tỷ VND, điều này ẩn chứa nhiều nguy cơ cho hệ thống ngân hàng nếu có những khủng hoảng xảy ra.
Bảng 3.1: Vốn điều lệ các ngân hàng nhỏ
STT Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ) Tính đến
1 Bac A Bank 3000 31/12/2011 2 Ban Viet Bank 3000 31/12/2011 3 Bao Viet Bank 3100 31/12/2011 4 Dai A Bank 3100 31/12/2011 5 GP Bank 3018 31/12/2011 6 HD Bank 3000 31/12/2011 7 Kien Long Bank 3000 31/12/2011 8 MD Bank 3750 31/12/2011 9 Nam A Bank 3000 31/12/2011 10 Navibank 3010 31/12/2011 11 PG Bank 3000 31/12/2011 12 Phuong Dong Bank 3000 31/12/2011 13 Sai Gon Bank 3034 15/03/2012 14 Sourthern Bank 3212 31/12/2011 15 Tien Phong Bank 3000 31/12/2011 16 Viet A Bank 3098 17/02/2012 17 Viet Bank 3000 31/12/2011
18 Western Bank 3000 31/12/2011 Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng
Các giải pháp để tái cấu trúc vốn của các NHTM
Thứ nhất, bảo đảm mức vốn tự có khơng thấp hơn mức theo quy định của
pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật
thông qua việc tăng vốn điều lệ bằng cách: (i) Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đơng, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước,
ngoài nước; (ii) Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của NHTM được cơ cấu lại.
Thứ hai, theo lộ trình tăng vốn của NHNN, các NHTM phải tăng vốn để đạt
mức vốn pháp định bắt buộc 5.000 tỷ VND năm 2012 và 10.000 tỷ VND năm 2015. Do vậy, việc nâng cao vốn tối thiểu là một nhiệm vụ cấp thiết cho các NHTM để đạt
được chuẩn mực và sự tin tưởng của thế giới, cũng như phát triển một cách bền
vững.
Thứ ba, tập trung củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh chính và loại
bỏ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro, kém hiệu quả.
Thứ tư, từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng
nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.