Tái Cấu Trúc Nợ Xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

- Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoà

CHÍNH TỒN CẦU

3.2 Tái Cấu Trúc Nợ Xấu

™ Các giải pháp để tái cấu trúc nợ xấu của các NHTM

Thứ nhất, tiến hành đánh giá lại chất lượng tài sản, khả năng thu hồi và giá

trị nợ xấu của các NHTM nghiêm túc theo tiêu chuẩn VAS và tiến dần đến chuẩn quốc tế (IAS). Thực hiện phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, trong

đó bao gồm cả phân loại theo định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7).

Thứ hai, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho Công ty Mua bán nợ và Tài sản

tồn đọng doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính. Tính đến nay, DATC đã mua

khoảng 6.500 tỷ đồng nợ xấu từ các ngân hàng, đang thực hiện xử lý nợ xấu cho

khoảng 100 doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã cổ phần hóa; đã hồn

thành xử lý nợ xấu cho khoảng 20 doanh nghiệp, trong đó có một nửa là doanh nghiệp Nhà nước, còn lại là doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng hoạt động yếu

kém. Việc xử lý các khoản nợ đã mua này được thực hiện thông qua nhiều biện

pháp khác nhau tùy thực tế cụ thể tại doanh nghiệp và đánh giá của DATC, như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dù là công ty mua bán nợ duy nhất mang tầm quốc gia nhưng đơn vị này

chưa thể phát huy hết vai trị của mình. Đơn cử là khi Vinashin đổ bể, để tiếp cận

nguồn nợ, DATC đã phải làm nhiều công văn xin phép cấp trên, thế nhưng đến nay vẫn chưa tiếp cận được. Hay như Tổng Công ty Dâu tằm tơ, thua lỗ đã hàng chục năm nay, nhưng đến nay DATC mới công bố bắt đầu vào cuộc. Do vậy, để thị

trường mua bán nợ hoạt động tốt, Nhà nước nên hoàn thiện khung khổ pháp lý về

hoạt động mua bán nợ và có những cơ chế khuyến khích cho các chủ thể tham gia

Thứ ba, chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay. Đây là

hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có DATC đã thực hiện thành cơng hoạt

động này. Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông

khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp (riêng đối với DNNN thực hiện cổ phần hố thì DATC phải tham gia đấu giá cổ phần theo quy định). Sau khi trở thành cổ

đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN như xoá một phần nợ và lãi,

hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh tốn thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động

của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC.

Thứ tư, đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ. Các biện pháp truyền thống như cho vay

đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ cũng mang lại tác dụng trong việc giúp ngân hàng nhanh

chóng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp hơn. Mặc dù không phải là biện pháp hạ tỷ lệ nợ xấu bền vững, nhưng việc đảo nợ sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn

để chuẩn bị nguồn tài chính trả nợ, đồng thời ngân hàng cũng có cơ hội hạn chế đáng kể việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu.

Thứ năm, Chính phủ xóa nợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đối với

các khoản nợ xấu phát sinh khơng có tài sản bảo đảm, khơng có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ.

Thứ sáu, Chính phủ xem xét mua lại các cơng trình, bất động sản thế chấp

vay ngân hàng sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Thứ bảy, siết chặt thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn. Ngân hàng phải

nắm bắt thông tin khách hàng làm cơ sở để quyết định cho vay và giám sát sau khi vay. Công tác thẩm định phải thu thập đủ thông tin hồ sơ pháp lý, tình hình tài

chính, tình trạng cơng nợ, khả năng hồn trả, tài sản bảo đảm, và các thông tin khác của khách hàng vay. Bên cạnh những thông tin phải thu thập bắt buộc từ Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN (CIC), bao gồm giá trị các khoản vay và lịch sử trả nợ tại các NHTM và tổ chức tín dụng, thời hạn trả của các khoản vay đó, tài sản đảm

bảo, xếp hạng tín dụng khách hàng. Cịn phải phân tích nghiêm túc hiệu quả của dự án, thời gian hoàn vốn, khả năng trả nợ từ việc thực hiện dự án và các thông tin khác liên quan đến tính khả thi của dự án, các thơng tin về mơi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành.

Thứ tám, tuân thủ quy định, điều kiện cho vay với DNNN. Đối với nhóm nợ

xấu đến từ các DNNN, do cơ chế nên hầu hết các DNNN đều khá dễ dàng khi vay vốn tại các ngân hàng Quốc doanh. Lỏng lẻo trong thẩm định điều kiện vay vốn,

phương án vay vốn chính là nguyên nhân khiến nợ xấu khi cho vay DNNN chiếm tỷ lệ không nhỏ trong nợ xấu của các ngân hàng này. Giải pháp bền vững là phải thay

đổi cơ chế cho vay, DNNN cũng như ngân hàng đều cần phải tuân thủ quy định,

quy trình thẩm định và hạn mức vay vốn như khi cho vay các khách hàng khác.

Thứ chín, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát

sinh. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện việc phân loại nợ theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà Nước với 5 nhóm nợ có mức đội rủi ro tăng dần, trong đó nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 là nợ cần chú ý và nhóm 3, 4, 5 là nợ xấu. Để nợ vay tại NHTM không bị chuyển sang các nhóm nợ xấu, cần phải thiết lập hệ thống cảnh báo ngay từ khi các món nợ có dấu hiệu khơng được “bình thường” mà đặc biệt chú ý đó là nợ thuộc nhóm 2. Đối với nhóm nợ này cần phải sớm phân tích tìm ngun nhân và có biện pháp, khơng để kéo dài thời gian quá hạn dễ dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Việc phân loại nợ nhóm 2 được xem như là

một "nhiệt kế" đo lường và cảnh báo sớm mức độ rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.

Thứ mười, thành lập những ngân hàng chuyên xử lý nợ xấu, nợ dưới chuẩn.

Đây là tổ chức với những quyền đặc biệt để có thể xử lý những khoản nợ xấu, nợ

dưới chuẩn, đại diện cho các ngân hàng liên quan cũng như là lợi ích hợp pháp của quốc gia. Điều này rất quan trọng vì các ngân hàng có những khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn luôn lo lắng và tập trung sức lực để giải quyết các khoản nợ xấu thay vì tập trung vào mục tiêu tăng trưởng của ngân hàng và có lợi cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)