- Xem xét, cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài mua lại, sáp nhập TCTD yếu kém của Việt Nam và tăng giới hạn sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng nước ngoà
2.4.2.2 Cổ Phiếu NHTM Giảm Mạnh
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự tụt dốc thị trường chứng khốn tồn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng suy giảm
đáng kể, chỉ số VN-Index giảm mạnh từ 1055,1 ngày 2/4/2007 khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mỹ xuống còn 315,6 ngày 31/12/2008, tức là giảm ba lần. Theo đà suy
thoái kinh tế thế giới và trong nước hậu khủng hoảng, chỉ số VN-Index đi ngang liên tục trong ba năm 2009, 2010, 2011, kết thúc năm 2011 với 351,6 ngày 30/12/2011.
Hình 2.12: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2007 - 2011
Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn TP Hồ Chí Minh
Đi cùng với xu hướng tụt giảm của thị trường, các cổ phiếu ngành ngân hàng
trước khủng hoảng được xem là “hàng hot” trong các loại cổ phiếu, thì sau khủng
hoảng đã mất giá một cách không tưởng. Cổ phiếu của ngân hàng TMCP Á Châu
(ACB) giảm từ 245 ngàn VND ngày 2/4/2007 khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mỹ xuống còn 27,9 ngàn VND ngày 30/12/2008, tức là mất giá trị gần 10 lần. Theo đà trượt giảm đó, giá cổ phiếu ACB đi ngang trong ba năm 2009, 2010 và 2011, kết thúc năm 2011 với mức 21,7 ngàn VND.
Hình 2.13: Giá cổ phiếu ACB, 2007 - 2011
Nguồn: Cơng ty chứng khốn HSC Cổ phiếu của ngân hàng TMCP Sacombank (STB) giảm từ 145 ngàn VND ngày 2/4/2007 khi khủng hoảng bắt đầu nổ ra ở Mỹ xuống còn 18,4 ngàn VND
ngày 30/12/2008, tức là mất giá trị cũng gần 10 lần. Theo đà trượt giảm đó, giá cổ phiếu STB đi ngang trong ba năm 2009, 2010 và 2011, kết thúc năm 2011 với mức 15,1 ngàn VND.
Hình 2.14: Giá cổ phiếu STB, 2007 - 2011
Sự sụt giảm trầm trọng giá cổ phiếu khiến lợi nhuận giảm và các ngân hàng không thể tăng vốn bằng việc phát hành cổ phiếu như trước đây.