6. Kết cấu đề tài
2.5 Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại tại một số ngân hàng thương
2.5.2.2 Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nơi sau sáp nhập
Bảng 2.23: Một số chỉ tiêu tài chính của SHB trước và sau khi sáp nhập
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 Sau khi sáp nhập
(29/02/2012) 31/12/2012
Tổng tài sản 70.989 102.115 116.537
Vốn điều lệ 4.816 8.865 8.865
Tổng dư nợ cho vay 29.162 46.549 56.939
Tổng huy động vốn 50.696 77.105 81.968
Lợi nhuận trước thuế 1.001 - 1.825
(Nguồn: Báo cáo thường niên và tóm tắt đề án sáp nhập của SHB)
Tổng tài sản: Sau hoạt động M&A, tổng tài sản của SHB tăng mạnh từ 70.989
tỷ đồng năm 2011 lên 116.357 tỷ đồng năm 2012, vốn điều lệ đạt xấp xỉ 9.000 tỷ đồng.
Cơ cấu cho vay: Dư nợ cho vay đến hết ngày 31/12/2012 đạt gần 55.562 tỷ đồng, tăng trưởng tới 95%. Tuy nhiên, SHB phải trích lập DPRR cho vay khách hàng tới
1.251 tỷ đồng. Trên sơ sở tiềm lực tài chính mạnh sau hoạt động M&A, SHB đã tham
gia tài trợ vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, điển hình là việc tài trợ trên 4.100 tỷ
đồng cho hai dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ I đoạn Thừa Thiên Huế - Khánh Hòa.
Hoạt động huy động vốn: Lượng tiền gửi của khách hàng và các tổ chức kinh
tế tính đến cuối năm 2012 của SHB đạt 81.968 tỷ đồng, tăng 61,68% so với năm 2011.
Bảng 2.24: Một số chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu, ROA, ROE, CAR của SHB trước và sau khi sáp nhập
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2011 Sau khi sáp nhập
(29/02/2012) 31/12/2012
Tỷ lệ nợ xấu 2,23 12,88 8,8
ROA 1,75 - 1,79
ROE 22,5 - 24,32
CAR 13,37 - 14,18
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 của SHB)
Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu sau khi sáp nhập của SHB cao 12,88% chủ yếu là
các khoản vay của tập đồn Vinashin, SHB sẽ sử dụng trích dự phịng rủi ro để xử lý. Tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng tương đương 8,8%
tổng dư nợ. Bằng các biện pháp quyết liệt như tái cấu trúc doanh nghiệp, xử lý tài sản
đảm bảo, xem xét miễn giảm lãi suất, cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với dòng tiền
của khách hàng, trong 06 tháng đầu năm 2013 SHB đã xử lý thu hồi được 2.926 tỷ đồng nợ xấu. Mặt khác, SHB cũng có kế hoạch bán một phần nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), xem xét sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và các biện pháp tích cực để thu hồi nợ nêu trên, tỷ lệ nợ xấu của SHB có khả năng sẽ giảm đến 5% vào cuối năm 2013 theo như kế hoạch đã đề ra.
Kết quả hoạt động kinh doanh: SHB lãi 1.000 tỷ đồng trong quý IV/2012
giúp giảm số lỗ cả năm xuống còn 95 tỷ đồng. Năm 2011, khi chưa sáp nhập với HBB, SHB lãi sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng. So với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh của SHB giảm 59% chỉ đạt 460 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân
khiến lợi nhuận của SHB đảo chiều so với năm 2011 là do chi phí hoạt động của năm
2012 lên tới 2.309 tỷ đồng gấp 2 lần của năm 2011, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng
cũng tăng gấp 5 lần. Tính đến thời điểm 30/06/2013 lợi nhuận trước thuế của SHB hơn 400 tỷ đồng.
Mạng lưới hoạt động: Sau hoạt động M&A số lượng điểm giao dịch của SHB
tăng lên đáng kể từ 158 điểm giao dịch năm 2011 tăng lên là 317 điểm giao dịch gồm 01 trụ sở chính, 46 chi nhánh, 297 phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm tại 25 tỉnh thành phố tại Việt Nam và 02 chi nhánh nước ngoài tại Lào và Campuchia. Ngồi ra, SHB cịn có 02 cơng ty là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (SHAMC) và Công ty CP chứng khoán SHB (SHBS).