Cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 82)

6. Kết cấu đề tài

2.5 Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại tại một số ngân hàng thương

2.5.2.3 Cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sau sáp nhập

Cơ hội:

Trong năm 2012, SHB đã nổ lực vượt qua những thách thức của nền kinh tế vĩ mô để nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng do hệ quả của việc sáp nhập với HBB, nhưng các chỉ tiêu tài chính của SHB vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Việc thực hiện sáp nhập đã giúp SHB mở rộng quy mô trên tất cả các mặt tổng tài sản, vốn điều lệ, nguồn vốn huy động, dư nợ vay, hệ thống mạng lưới, nhân sự , sản phẩm dịch vụ,…Bộ máy ngân hàng được tái cấu trúc tinh gọn, hoạt

động an tồn hiệu quả phù hợp với mơ hình ngân hàng bán lẻ hiện đại, tối ưu hóa hiệu

quả hoạt động và ứng phó linh hoạt chủ động với những thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô và hoạt động của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Thách thức:

Ngoài những kết quả đạt được từ hoạt động M&A, SHB sau M&A cũng phải đối

mặt với những vấn đề khó khăn điển hình của các hoạt động M&A như vấn đề nhân sự, hịa hợp văn hóa doanh nghiệp, đồng bộ cơng nghệ sau khi sáp nhập. Những khó khăn và thách thức cho SHB sau hoạt động M&A như (1) SHB phải cố gắng kinh doanh có

lãi để bù đắp khoản lỗ lũy kế 1.830 tỷ đồng của HBB; (2) phải gánh thêm khoản nợ xấu của HBB. Hiện tại, khoản nợ vay đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 46%, còn lại nợ có rủi ro như cho vay Vinashin chiếm 12.3% khoản nợ vay, nợ chú ý chiếm 17%, nợ chú ý chiếm 1.75%, nợ nghị ngờ 0.75%, nợ có khả năng mất vốn 1.79%. Vì thế, khả năng thu hồi nợ của HBB sẽ khơng như dự tính của SHB.

2.6 Đánh giá thực trạng thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Để đánh giá thực trạng hoạt động M&A góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả đã thực hiện đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh

NHTMCP Việt Nam để rút ra những kết quả, tồn tại và nguyên nhân tồn tại từ thực

trạng hoạt động M&A ngân hàng. Đồng thời kết hợp thực hiện khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại một số NHTMCP khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu định tính nhằm đánh giá tác động của hoạt động M&A góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP tại Việt Nam.

- Đối tượng khảo sát: 25 người là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Phó Phịng,

kiểm soát viên chi nhánh một số NHTMCP tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như NHTMCP Á Châu, NHTMCP Nam Á, NHTMCP Việt Á, NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Công Thương Việt Nam.

- Qua kết quả khảo sát cho thấy, những tác động tích cực của hoạt động M&A

trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)