6. Kết cấu đề tài
3.6.1 Tăng cường năng lực tài chính
Tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng bằng cách tăng vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động thơng qua các chỉ số tài chính cụ thể, phù hợp với chuẩn mực quốc
tế.
3.6.1.1 Tăng vốn điều lệ
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc tăng vốn điều lệ đóng vài trị khá quan trọng vì đó là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của ngân hàng, là yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vốn điều lệ được xem là nền tảng đảm bảo sự an
toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu vốn điều lệ thấp sẽ làm giảm khả
mở rộng thị phần cho vay, huy động, mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, do đó sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Một số biện pháp các NHTMCP có thể áp dụng để tăng vốn điều lệ:
- Các NHTMCP có thể sử dụng nguồn vốn thặng dư và lợi nhuận để lại để tăng vốn. Về bản chất sẽ không làm thay đổi quy mô vốn chủ sở hữu, nhưng làm tăng số
lượng đang lưu hành và pha loãng chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Sử dụng phương
thức này NHTMCP sẽ không phải phụ thuộc vào thị trường vồn, ít tốn kém chi phí. - Phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để bán cho cổ đông hiện hữu, nhân
viên, các đối tác chiến lược hoặc công chúng thông qua TTCK.
- Tham gia vào thị trường mở và vay tái chiết khấu: NHNN cần mở rộng hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho các NHTMCP có thể tham gia vào thị trường mở và tiếp cận với nghiệp vụ tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Thực hiện hoạt động M&A ngân hàng.
3.6.1.2 Nâng cao chất lượng tài sản có
Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: Các NHTMCP cần rà sốt lại tình hình nợ q
hạn, nợ xấu, phân loại nợ theo các thành phần kinh tế.
- Xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn dự phòng rủi ro để giảm số nợ quá hạn tồn đọng
lâu ngày.
- Các NHTMCP nên thực hiện việc mua bán nợ với các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản do Chính phủ thành lập, có quy mơ lớn và tiềm lực tài chính mạnh độc lập với ngân hàng để xử lý các khoản nợ xấu.
- Chứng khốn hóa các khoản nợ. Khi thực hiện chứng khốn hóa một khoản nợ, thì khoản nợ này sẽ được loại trừ ra khỏi bảng cân đối kế tốn, từ đó tăng giá trị chất
lượng tài sản có của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng tài sản và chất lượng tín dụng: Song song với việc giải
quyết nợ xấu tồn đọng, thì việc nâng cao chất lượng tín dụng đóng vai trị quan trọng để hạn chế phát sinh các khoản nợ xấu trong tương lai.
- Ban hành những quy định chi tiết hướng dẫn về quy trình thẩm định, chấm điểm tín dụng, xét duyệt cho vay phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Đồng thực, ban hành những quy trình kiểm sốt nội bộ trong việc tn thủ các quy định đã đề ra.
- Các NHTMCP cần thường xuyên và chủ động trong việc việc rà soát danh mục cho vay và dư nợ cho vay theo các thành phần kinh tế, tránh việc tập trung quá mức vào
một loại hình cho vay hoặc một doanh nghiệp. Từ đó, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, loại hình cho vay, để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.
- Tổ chức các chuyên đề đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên thẩm định, chuyên viên tín dụng, nâng cao chất lượng quản lý hệ thống, cũng là một
trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, xét duyệt cho vay và hạn chế rủi ro.
- Theo dõi thường xuyên diễn biến tình hình tài chính tiền tệ nhằm xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro: Các NHTMCP cần tập trung xây dựng
và hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro dựa trên các chuẩn mực quốc tế như Basel I và Basel II. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản nợ - có của ngân hàng, Hội đồng tín dụng. Việc thực hiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng có
hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.