6. Kết cấu đề tài
2.6.2 Những tồn tại
Tổng tài sản tăng nhưng chất lượng tài sản sau hoạt động M&A lại giảm do các khoản lỗ và nợ xấu tăng: Trong trường hợp một ngân hàng phải sáp nhập với
một ngân hàng yếu và tỷ lệ nợ xấu cao, mặc dù tổng tài sản có tăng lên nhưng nếu chất lượng tài sản sau hoạt động M&A khơng đảm bảo thì khó có thể nói rằng việc kết hợp
giữa hai ngân hàng sẽ mang lại cho ngân hàng mới lợi thế cạnh tranh hơn, hoặc ngang bằng so với những ngân hàng đang có khối lượng tài sản tương đương. Điều đó ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đến thương hiệu, vị thế của ngân hàng và sau
đó là đến thu nhập của từng người lao động. Đây chính là một trong những rào cản lớn
nhất trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Ảnh hưởng tới niềm tin của khách hàng: Nếu chỉ thực hiện một phép tính số
học, ngân hàng mới sẽ có sự gia tăng về số lượng khách hàng. Song điều đó chỉ đúng
trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập, cịn sau đó, ngân hàng có duy trì được cơ sở khách
hàng này hay không là cả một vấn đề. Bởi lẽ, kinh doanh dịch vụ nói chung và dịch vụ
ngân hàng nói riêng, yếu tố tâm lý lựa chọn nhà cung cấp ln là yếu tố đóng vai trị
quan trọng quyết định. Hơn nữa, ngân hàng là lĩnh vực mà hoạt động kinh doanh chủ
yếu dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng. Mặc dù một số khách hàng cho rằng, hoạt động M&A sẽ tạo ra một hệ thống NHTM với diện mạo mới hơn, an toàn hơn và lành mạnh hơn nhờ sự gia tăng về quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, nhưng cũng có khơng ít khách hàng cho rằng sau hoạt động M&A sẽ có sự thay
sau M&A. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lượng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Đây tiếp tục là một rào cản không nhỏ khi tiến hành hoạt động
M&A.
Ngoài nguyên nhân khách quan do tâm lý khách hàng, sự cắt giảm nhân sự cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất về khách hàng trong quá trình M&A. Khi một nhân viên rời khỏi ngân hàng sẽ dẫn đến một phần những khách hàng thân thiết của nhân viên đó cũng chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Việc lấy lại lòng tin của khách hàng hiện hữu cũng như thu hút khách hàng tiềm năng là một thách thức không nhỏ đối với ngân hàng hậu M&A. Qua khảo sát thực tế, hơn 80% đối tượng khảo sát đều cho
rằng những trở ngại trong tương thích văn hóa và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề về con người, tài sản, giao dịch,… là một trong những trở ngại lớn cho các
NHTMCP khi triển khai hoạt động M&A.
Biểu đồ 2.12: Những khó khăn khi triển khai hoạt động M&A tại các NHTMCP
(Nguồn: Phụ lục 2)
Khó khăn trong việc tích hợp cơng nghệ thơng tin: Hệ thống ngân hàng lõi
là hệ thống phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản,
giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang sử dụng rất nhiều hệ thống core banking khác nhau như T24, I-flex, TCBS… Khi hai ngân hàng sáp nhập với nhau, ngoài việc kết hợp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân sự… thì việc tích hợp hệ thống CNTT là một vấn đề cần lưu tâm khi các ngân hàng sử dụng hệ thống công nghệ khác nhau. Các ngân hàng đều tốn khoảng thời gian nhất định khi muốn vận hành một hệ thống core banking mới, bao gồm việc làm mới ngân hàng, cải tổ toàn bộ hoạt động từ tổ chức, đào tạo người, quy trình làm việc… Do đó, trong
sẽ vẫn được quản lý dưới hệ thống core banking cũ. Việc này chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc quản trị và điều hành ngân hàng do cùng lúc quản lý hai hệ thống khách hàng riêng rẽ.
Bất ổn về nhân sự: Nguồn nhân lực có chất lượng là tài sản quý giá của ngân
hàng và các nhà quản trị công ty. Nhưng những xáo trộn và những bất ổn trong bản thân
đội ngũ nhân sự trước, trong và sau hoạt động M&A sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP. Chắc chắn những vị trí trùng lặp sẽ được giản lược, đặc biệt những vị trí lãnh đạo cao nhất ở các vị trí sẽ chỉ cịn 1. Việc ra đi của nhà quản lý trực tiếp sẽ kéo theo một số các cán bộ cấp trung, đơi khi có thể dẫn tới
cạnh tranh nội bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc trong ngân hàng. Ngoài sự xáo trộn về hệ thống nhân sự, sự khác biệt về văn hóa của ngân hàng và mâu thuẫn về mục tiêu, tầm nhìn của các lãnh đạo cũng là những cản trở trong giao dịch sáp nhập và mua lại. Do đó, chính sách giữ người tài nên được thể hiện rõ ràng và minh bạch với các tiêu chí cụ thể trong q trình sáp nhập, khơng chỉ ở các cấp quản lý mà
còn ở tất cả các cấp trong ngân hàng.