Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoạt động sáp nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 91 - 92)

6. Kết cấu đề tài

3.2 Xu hướng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoạt động sáp nhập

lại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.2.1 Tình hình kinh tế vĩ mơ và xu hướng của hoạt động sáp nhật và mua lại tại

các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Dự báo hoạt động M&A trong năm 2014 sẽ tiếp tục diễn ra sôi động do những

nhân tố sau:

- Triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được

đánh giá là tăng trưởng cao và có nhiều lợi thế.

- Các yếu tố pháp lý làm cản trở quá trình M&A đang dần trở nên thơng thống hơn, điển hình là ngành ngân hàng với sự cho phép của Chính phủ đã tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của đối tác nước ngoài trong các ngân hàng yếu kém. Mặt khác, M&A trong lĩnh vực ngân hàng sẽ sơi động do nằm trong lộ trình tái cấu trúc của ngành, số lượng

các NHTM hiện tại là 39 ngân hàng sẽ giảm xuống còn 15-17 ngân hàng trong năm 2017.

- M&A trong lĩnh vực tài chính sẽ sơi động sau khi Chính phủ cho phép các định chế tài chính trong và ngồi nước mua lại hoặc sáp nhập với các ngân hàng bán lẻ

gặp khó khăn trong nước, điển hình là hoạt động PVFC công bố sáp nhập với ngân hàng TMCP Phương Tây.

3.2.2 Nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam mại cổ phần Việt Nam

Khi nền kinh tế vĩ mơ khơng có nhiều điểm sáng, áp lực tái cơ cấu sẽ thúc đẩy

hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt. M&A là

một nội dung của chương trình tái cơ cấu lĩnh vực ngân hàng theo chủ trương của NHNN để hướng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hiệu quả hơn. Trong bối

cảnh giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay, Chính phủ sẽ cho phép ngân hàng nước ngoài mua một tỷ lệ sở hữu đáng kể ở một số ngân hàng nhỏ, đủ để kích

thích hoạt động M&A. Quy định mới sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 30% cổ phần tại các NHTMCP.

M&A hiện đang là xu thế trong quá trình hội nhập quốc tế và M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước đang phát triển. Thực tế một trong

NHTM CP trong nước đã xác định chiến lược phát triển kinh doanh của mình là thơng qua M&A để hình thành nên các định chế tài chính có sức cạnh tranh hơn. Không chỉ các ngân hàng nhỏ trong diện tái cơ cấu thực hiện M&A mà các ngân hàng lớn cũng

đang tìm kiếm các đối tác lớn phù hợp để sáp nhập nhằm đẩy mạnh phát triển, mở rộng

quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong giai đoạn này, trước mắt là tái cấu trúc hoạt động M&A NHTMCP nhằm: (1) Tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, hoạt động phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, có khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh tế đầy biến động; (2) Người dân được tiếp cận sâu, rộng với các loại hình dịch vụ ngân hàng đa năng ngày càng cao; (3) Tạo ra một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, quan hệ sở hữu, quy mơ: có những ngân hàng đủ mạnh để có thể cạnh tranh với ngân hàng trong khu vực và quốc tế, có những

những ngân hàng vừa và nhỏ hoạt động trong những phân khúc thị trường khác nhau tạo góp phần tạo nên sự đa dạng của các ngân hàng phục vụ nền kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)