Hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62 - 66)

6. Kết cấu đề tài

2.4 Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mạ

2.4.3.1 Hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt

Nam giai đoạn 1990 – 2003

Hầu hết các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đều là việc sáp nhập từ

một NHTMCP đô thị với một NHTMCP nông thôn. Đặc trưng này được giải thích bởi

các nguyên nhân sau:

- Xét về nguyên nhân vĩ mô từ sự quản lý chấn chỉnh hoạt động của NHNN Việt

Nam đối với các ngân hàng thương mại thông qua đề án chấn chỉnh các ngân hàng

thương mại theo từng thời kỳ.

- Từ năm 1990 đến năm 1996, thực hiện Pháp lệnh về Ngân hàng, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NHTMCP nông thôn, trong đó 10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới, các NHTMCP nơng thơn cịn nhiều hạn chế, phải đương đầu với nhiều thách thức như

nguồn vốn còn nhỏ bé, khả năng điều hành còn nhiều bất cập, các sản phẩm dịch vụ cịn hạn chế, cơng nghệ thơng tin cịn lạc hậu. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” theo Quyết định số

212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam. Đề án này được xây dựng nhằm mục tiêu:

+ Chỉnh sửa mơ hình cho đúng quy định của Luật các TCTD, tạo điều kiện

cho các ngân hàng hoạt động bình đẳng, tránh tình trạng chia cắt thị trường bằng các

quy định hành chính.

+ Giảm bớt số lượng các NHTMCP nhỏ, bước đầu hình thành các ngân hàng mới có tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại, có đủ năng lực để cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

+ Thực hiện chiến lược phát triển của ngành là nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam.

Bảng 2.16: Các hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003

Ngân hàng tiếp nhận Ngân hàng mục tiêu

Ngân hàng TMCP Phương Nam - Ngân hàng Nông Thôn Đồng Tháp (1997). - Ngân hàng Đại Nam (1999).

- Ngân hàng Châu Phú (2001).

- Quỹ tín dụng Định Cơng – Hà Nội (2002). - Ngân hàng Cái Sắn - Cần Thơ (2003).

Ngân hàng TMCP Đông Á - Ngân hàng nông thôn Tứ Giác Long Xuyên – An Giang (2001).

- Ngân hàng TMCP nông thôn Tân Hiệp – Kiên Giang (2004).

Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

- Ngân hàng Thạnh Thắng – Cần Thơ (2002).

Ngân hàng TMCP Phương Đông - Ngân hàng Nông Thôn Tây Đô (2003)

(Nguồn: Tổng hợp từ website của các NHTM)

2.4.3.2 Hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến nay Nam giai đoạn từ năm 2004 đến nay

Từ khi có luật doanh nghiệp 2005, luật đầu tư nước ngoài 2005, luật chứng

khốn 2006 có hiệu lực, hoạt động M&A ngân hàng mới thực sự diễn ra trong nước. Sự cần thiết tất yếu phải thực hiện M&A ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trong nước. Một số trường hợp điển hình:

Hoạt động bán cổ phần cho các NHNNg

Việc mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt - Mỹ và hiệp định chung về thương mại, dịch vụ của WTO, hoạt động M&A đang là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư

nước ngoài bằng cách trở thành đối tác chiến lược của các NHTMCP trong nước như

sau:

- Việc thành lập các ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngồi cịn gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính.

- Các NHNNg chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen của người tiêu dùng. Do đó, các ngân hàng này gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Hơn nữa việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng khơng dễ dàng để

có thể nhanh chóng chiếm được thị phần, vốn là thế mạnh của các ngân hàng trong

nước.

Một số hoạt động bán cổ phần của các NHTMCP trong nước cho đối tác nước ngoài như sau:

+ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank): Tháng 8/2007

Eximbank bán 25% cổ phần cho bốn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Sumitomo

Mitsui Banking Corporation (15%); nhà đầu tư VOF Investment Limited – British

Virgin Islands (5%); Mirae Asset Hàn Quốc (4,5%) và Mirae Asset Maps (0.5%). Ưu điểm đạt được không chỉ Eximbank tăng thêm về khả năng tài chính để nâng cao năng

lực cạnh tranh, tiếp nhận công nghệ ngân hàng hiện đại, mà cịn có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dịch vụ sản phẩm ngân hàng mới, phát triển mạnh thanh toán quốc tế, chuyển tiền, kiều hối.

+ Ngân hàng TMCP phát triển Nhà - Hà Nội (Habubank- HBB): Tháng 6/2007

bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức), đến 31/12/2011 vốn điều lệ của HBB

đạt 4.040 tỷ đồng, thông qua việc hợp tác chiến lược này Deutsche Bank AG cam kết

hỗ trợ kỹ thuật cho HBB trong hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro. Việc hợp tác giữa hai bên góp phần làm tăng giá trị cho các cổ đông ngân hàng, là bước

đi chủ động của HBB trong quá trình hoạt động M&A.

+ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank): Tháng 12/2005 đã

bán 10% cổ phần với trị giá là 27 triệu USD; đến tháng 7/2007 bán tiếp 5% cổ phần cho HSBC, điều này đã giúp HSBC trở thành cổ đông chiến lược chiếm 20% vốn cổ phần tính đến cuối năm 2011. Kết thúc năm 2011, Techcombank có vốn điều lệ 8.788 tỷ đồng và có tổng tài sản đạt 180.874 tỷ đồng, là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được

Financial Insinghts tặng danh hiệu ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công

nghệ. Techcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng có thế mạnh đặt biệt về thu dịch vụ sản phẩm ngân hàng và mạng lưới hệ thống tiếp tục được mở rộng lên 360 điểm giao dịch toàn quốc tính đến cuối năm 2012.

+ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB): Tháng 10/2007 thỏa thuận

sở hữu 10% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), trở thành cổ đông

chiến lược của MB. Mặc khác, VCB bán cho cổ đơng nước ngồi là Mizuho 15% vốn

cổ phần để đưa mức vốn điều lệ đạt 23.174 tỷ là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam trong năm 2012.

+ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB): Tháng 2/2008 bán 10% vốn điều lệ

cho ngân hàng BNP Paribas (Pháp), đến 20/01/2012 OCB có mức vốn điều lệ 3.000 tỷ

đồng, BNP nắm giữ 20% vốn cổ phần.

+ Ngân hàng TMCP An Bình (ABbank): Tháng 3/2008 bán 15% vốn điều lệ

cho Maybank (Malaysia), giúp Maybank nắm giữ 20% trong tổng số 4.200 tỷ đồng vốn

điều lệ của ABbank.

+ Ngân hàng TMCP Ngoài Quốc Doanh (VP Bank, nay là ngân hàng

TMCP Thịnh Vượng): Tháng 5/2008 bán tổng cộng 15% vốn điều lệ cho tập đồn

OCBC (tập đồn Tài chính lớn thứ 3 Singapore).

+ Ngân hàng TMCP Phương Nam: đã bán 10% cổ phần cho ngân hàng United

OverseaBank (UOB) là ngân hàng lớn nhất ở Singapore, để nhận được hỗ trợ về phát

triển sản phẩm, công nghệ và nhân sự, giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Ngân hàng TMCP Tiên Phong: Tháng 1/2012 đã bán 20% cổ phần cho tập

đoàn Vàng bạc đá quý Doji.

Dựa trên nền tảng tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại tiên tiến, kinh

nghiệm quản lý điều hành, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, các định chế tài chính nước ngồi đang được kỳ vọng sẽ hỗ trợ, giúp đỡ và song hàng cùng với các ngân hàng Việt Nam để phát huy thế mạnh vốn có, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực còn yếu của các NHTM trong nước với tư cách là cổ đông chiến lược. Thực tế cho thấy việc tham gia của các cổ đông chiến lược

đã tạo động lực và điều kiện cho các NHTMCP Việt Nam tăng cường tính minh bạch,

nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ, khẳng định được tầm vóc và thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Hoạt động bán cổ phần giữa các NHTM trong nước

Việc mua, bán cổ phần lẫn nhau giữa các NHTMCP trong nước, thực chất đây là sở hữu cổ phần chéo của các ngân hàng nhằm hỗ trợ nhau trong việc thực hiện tăng vốn điều lệ, liên kết công nghệ như ATM, thẻ tín dụng quốc tế Visa, Mater card…,

trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Cụ thể thống kê một số trường hợp dưới đây:

+ Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam: bán cổ phần cho các

Đầu tư chứng khoản Bảo Việt, công ty Tài chính Dầu khí, cơng ty Đầu tư Tài

chính Sài Gịn Á-Âu, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.

+ Ngân hàng TMCP Gia Định (nay đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bản

Việt): bán cổ phần ngân hàng cho Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán

Vietcombank, ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín, ngân hàng TMCP Á Châu.

+ Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM: bán cổ phần cho ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín.

+ Ngân hàng TMCP Phương Đông: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín.

+ Ngân hàng TMCP Quốc Tế: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.

+ Ngân hàng TMCP Đại Dương: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Dầu Khí Tồn Cầu và cơng ty Tài chính Dầu khí.

+ Ngân hàng TMCP Á Châu: mua cổ phần của ngân hàng TMCP Việt Nam

Thương Tín, ngân hàng TMCP Đại Á, ngân hàng TMCP Kiên Long.

+ Ngân hàng TMCP Quân Đội: bán cổ phần cho ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Hàng Hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)