Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu suất tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 27/7

2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu suất tài chính:

Bảng 2.2 cho thấy, ngoại trừ tăng trưởng âm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, các năm khác Cơng ty đều có mức tăng trưởng khá.

Bảng 2.2 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

STT CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 2006 2007 2008 2009

I Các chỉ số về tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 129% 74% 136%

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập 140% 109% 147%

II Các chỉ số về doanh lợi

Lợi nhuận biên tế (EBIT/R) 1,97% 2,17% 2,84% 3,28%

EBIT/R Nhà máy thuốc lá 2,55% 2,64% 7,36% 3,82%

Lợi nhuận trên vốn CSH (ROE) 9,11% 12,02% 12,05% 16,81%

III Chỉ số về khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán hiện thời 2,039 1,821 1,956 2,039 Khả năng thanh toán nhanh 0,873 0,831 0,712 0,910

IV Chỉ số đòn cân nợ

Chỉ số nợ trên toàn bộ vốn 3,81 4,31 3,61 3,6

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ Báo cáo tài chính năm 2006 – 2009

Theo các chuyên gia tài chính, khi nền kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh tương đối tốt, các doanh nghiệp Việt Nam thường có tỷ lệ vay trên vốn khoảng 2 lần và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khoảng

25% - 30%. Trong khi đó ROE của cơng ty 27/7 chỉ ở mức 16% là khá thấp. Tuy nhiên hiệu suất tài chính thấp là do một số ngành kinh doanh khác đang trong quá trình đầu tư, chưa mang lại hiệu quả. Riêng ngành thuốc lá vẫn đảm bảo được hiệu suất trung bình so với các doanh nghiệp khác. Địn cân nợ ở mức trung bình 3,5 là khá cao so với mức 2 lần của ngành, cũng cho thấy tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Nhìn vào biểu đồ lợi nhuận biên (hình 2.1) rõ ràng mặc dầu lợi nhuận biên của công ty và nhà máy tăng đều đặn nhưng vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy khả năng chịu đựng của cơng ty nói chung, nhà máy thuốc lá 27/7 nói riêng đối với các cú shock về chi phí là khá thấp. Biểu đồ trên cũng cho thấy khả năng kiểm sốt chi phí của nhà máy thuốc lá luôn cao hơn so với tồn cơng ty và khả năng tăng lợi nhuận chủ yếu phải dựa vào việc đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu.

Năm 2008, xảy ra hiện tượng đặc biệt khi lợi nhuận biên tế của nhà máy thuốc lá tăng đột biến trong khi tăng trưởng doanh thu âm, doanh lợi trên vốn cũng giảm so với các năm trước. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong năm 2008, nhà máy chuyển chiến lược sang phân khúc sản phẩm trung cấp. Do đó, dù lượng tiêu thụ giảm, doanh thu giảm nhưng lợi nhuận biên vẫn tăng cao. Đây cũng là một gợi ý chiến lược cần lưu ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)