Tình hình nội bộ của công ty 27-7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 44)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:

2.2.3 Tình hình nội bộ của công ty 27-7

2.2.3.1 Phân tích nguồn lực:

Nguồn lực tài sản: do hạn chế phát triển, nên Chính phủ quy định khơng đầu tư mở

rộng các cơ sở sản xuất thuốc lá vượt quá tổng năng lực sản xuất tại thời điểm tháng 8/2000. Vì vậy trình độ công nghệ của ngành thuốc lá Việt Nam khá lạc hậu so với thế giới. Chỉ ngoại trừ một số nhà máy lớn liên doanh, liên kết với các tập đoàn thuốc lá nước ngoài để sản xuất các sản phẩm nhượng quyền như SE 555, Marlboro, Everest, Virgina, Gold... thì trang thiết bị mới ở tầm trung bình của thế giới, nhưng cũng chỉ dùng để sản xuất các sản phẩm nhượng quyền. Hầu hết các nhà máy còn lại, thiết bị chủ yếu được trang bị từ những năm 60 của thế kỷ trước.

Đối với Nhà máy thuốc lá 27/7, mặt dù được thành lập từ năm 1995 tuy nhiên ban đầu chỉ là một xưởng sản xuất thuốc lá nhỏ, việc sản xuất chủ yếu là th gia cơng từ bên ngồi. Từ năm 1999 Nhà máy thuốc lá 27-7 mới bắt đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc lá tự động. Năm 2000 hoàn thành và đưa vào sử dụng dây chuyền chế biến sợi, dây chuyền vấn điếu, ghép đầu lọc và đóng bao tự động với tổng cơng suất 170 triệu gói/năm. Mặt dầu đã từng bước tự động hóa và hiện đại hóa sản xuất, tuy nhiên do bị hạn chế bởi Nghị

quyết 12/2000/NQ-CP ngày 14.8.2000 của Chính phủ, nên từ năm 2000 đến nay, công suất sản xuất của Nhà máy duy trì ở vị trí thứ 11/17 đơn vị trong ngành, chỉ chiếm gần 2,5% tổng năng lực sản xuất toàn ngành và chưa đến 10% Nhà máy Thuốc lá Sài Gòn, doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn nhất ngành. Như đã phân tích ở trên, tuy năng lực sản xuất nhỏ nhưng trình độ cơng nghệ của Nhà máy cũng tương đương với các doanh nghiệp khác cùng ngành, đang cạnh tranh trong cùng một phân khúc thị trường.

Tháng 12 năm 2001 Nhà máy hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng dây chuyền tách cọng lá thuốc nguyên liệu với công suất 2,5 tấn/giờ. Hiện nay Nhà máy thuốc lá 27- 7 là một trong 4 nhà máy của tồn ngành, có dây chuyền tách cọng (3 nhà máy cịn lại là Cơng ty cổ phần Ngân Sơn ở Bắc Ninh, Cơng ty cổ phần Hịa Việt ở Đồng Nai và Công ty thuốc lá Đà Nẵng). Đây là một trong những lợi thế cạnh tranh cốt lõi của nhà máy, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi giá nguyên liệu giảm và ngành thuốc lá Việt Nam đang trở thành cơ sở gia công tách cọng thuốc lá cho thị trường Trung Quốc và một số quốc gia khác.

Qua quá trình phát triển, đến nay Công ty 27-7 đã tạo dựng được một hệ thống nhà xưởng tương đối lớn, không phải đi thuê, thuận lợi cho việc dự trữ nguyên liệu, mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng sang lĩnh vực chế biến nguyên liệu thuốc lá cũng như tiết kiệm chi phí sản xuất cho Nhà máy thuốc lá 27-7. Hiện nay Công ty đang sở hữu 4 khu mặt bằng đã được Uỷ ban nhân dân thành phố giao với tổng diện tích 42.298m2. Trong

TCT CNTP Đồng Nai 5% TCT Khánh Việt 8% TCT CN Sài Gòn 8% TCT TL Viêt Nam 70% Nhà máy TL 27/7 2% Cty CNTL Bình Dương 4% Cty LD Vinasa 1% Cty TL Đà Nẵng 2%

đó, nhà xưởng do Cơng ty đầu tư xây dựng tại các vị trí này là 24.305m2 vói tổng giá trị 22,445 tỷ đồng. Nhà máy thuốc lá được bố trí trên khn viên 17.980m2 tại huyện Hóc Mơn với 10.935m2 nhà xưởng đã được xây dựng hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, Cơng ty 27-7 cũng được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước giao 258 ha đất tại huyện Phước Long để triển khai dự án trồng cây công nghiệp và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá. Đây cũng là một lợi thế lớn so với các công ty sản xuất thuốc lá điếu trong ngành.

Nguồn lực tài chính: Cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, nguồn lực tài chính ln là hạn hẹp đối với Cơng ty 27-7 nói chung và Nhà máy thuốc lá 27-7 nói riêng. Sau nhiều năm nổ lực phát triển, chỉ trong vịng chưa đến 10 năm, Cơng ty đã nâng vốn chủ sở hữu lên gần 15 lần: từ 2,411 tỷ đồng (2000) lên 31,122 tỷ đồng (2008). Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển của ngành, để đảm bảo khả năng cạnh tranh thì chỉ riêng việc đầu tư vào máy móc thiết bị và nhà xưởng cũng đã chiếm trên 84,397 tỷ đồng (2009), bằng 2,65 lần vốn chủ sở hữu, vì vậy khả năng tự tài trợ của Công ty là rất thấp.

Bảng 2.3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG VAY NỢ

STT Chỉ tiêu tài chính 2006 2007 2008 2009

1 Tỷ số nợ – Tn 0,79 0,81 0,78 0,80

2 Khả năng thanh toán tổng quát - Ktq 1,27 1,24 1,28 1,25

3 Khả năng thanh toán ngắn hạn - Kng 0,87 0,83 0,71 0,91

4 Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ - Ktu 1,12 1,21 1,30 1,09 (tính tốn của tác giả từ báo cáo tài chính Cơng ty)

Mặt dù khả năng tự tài trợ thấp nhưng khả năng vay nợ của Công ty lại khá cao. Điều này là do khối lượng tài sản hiện hữu đảm bảo khả năng vay nợ, đặc biệt là các tài sản là máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá điếu. Bên cạnh đó, Cơng ty đảm bảo dòng tiền để thanh tốn các khoản nợ đến hạn nên có đủ uy tín vay nợ. Bảng 2.3 cho thấy khả năng vay nợ của Công ty là khá tốt và ổn định. Một đồng tài sản sử dụng của Công ty được tài trợ bởi 0,8 đ vay nợ. Khả năng thanh tốn tổng qt của Cơng ty được đảm bảo (Ktq > 1). Tuy nhiên, khả năng thanh toán các nguồn vốn ngắn hạn bị hạn chế do Công ty đang sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho những đầu tư dài hạn (Ktu > 1). Điều này tiềm ẩn một số rủi ro về tài chính, địi hỏi Cơng ty phải cơ cấu lại nguồn vốn. Tuy nhiên xu hướng này cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực vào năm 2009.

Nguồn nhân lực: Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà máy luôn xem nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi, là tài sản quý của nhà máy. Vì vậy chính sách nhân sự tại nhà máy được xây dựng với mục tiêu biến nhân lực thành lợi thế cạnh tranh hàng đầu của nhà máy. Nếu vào những năm 1990 từ công nhân đến cán bộ quản lý của Nhà máy chủ yếu là thương binh, bộ đội xuất ngũ và lao động thuộc diện chính sách thì tính đến năm 2009, tồn nhà máy có 350 lao động, trong đó 14% cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học, 1 cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ và 1 thạc sĩ. Tồn bộ cán bộ kỹ thuật, phối chế của nhà máy có trình độ đại học và kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành sản xuất thuốc lá. Các cán bộ giám sát thị trường đều là những người có thâm niên cao trong ngành thuốc lá và hầu hết đã gắn bó với Nhà máy trên 10 năm. Cơng nhân kỹ thuật có tay nghề, làm chủ được máy móc thiết bị. Năm 2008-2009 Nhà máy bắt đầu cải tiến chế độ tiền lương theo hướng khuyến khích sự sự thành đạt trong công việc, khuyến khích nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và sự gắn bó lâu dài với cơng ty. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo cán bộ, nhân viên Nhà máy. Hiện nay nhà máy đang xây dựng bộ tiêu chuẩn và quy chế thi nâng ngạch, nâng bậc cho toàn bộ lực lượng lao động. Tuy nhiên, cũng như nhiều doanh nghiệp trong ngành, Nhà máy chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc thực hiện các chương trình phát triển quản trị và huấn luyện nhân viên một cách thường xuyên.

2.2.3.2 Phân tích chuỗi giá trị:

Sản xuất: Quy trình sản xuất thuốc lá điếu1 được bắt đầu từ quá trình tuyển chọn và thu mua lá nguyên liệu đã qua quá trình sơ chế bằng các phương pháp sấy, nhằm làm lượng tinh bột trong lá chuyển thành đường. Lá nguyên liệu sau sơ chế sẽ được chế biến ở phân xưởng tách cọng. Q trình tách cọng khơng chỉ tách gân lá ra khỏi lá nguyên liệu mà còn trải qua một loạt các công đoạn kiểm tra chất lượng, loại bỏ bất kỳ vật lạ nào cịn sót lại và đảm bảo cho hàm lượng ẩm của nguyên liệu được ở mức an toàn. Lá thuốc đã qua chế biến sẽ được đóng vào những thùng để đưa đến phân xưởng sợi. Tại phân xưởng sợi, lá nguyên liệu sẽ được thái thành sợi, tẩm gia liệu (casting flavor), hương liệu (top flavor) để tạo thành gu thuốc đặc trưng cho từng thương hiệu. Bán thành phẩm từ phân xưởng sợi sẽ được chuyển sang phân xưởng vấn điếu, ghép đầu lọc để sản xuất thành thuốc lá điếu. Thuốc lá điếu sẽ được đưa vào dây chuyền đóng bao, dán tem, đóng tút và cuối cùng được đóng thành thùng chuyển vào kho thành phẩm.

1

Quy trình sản xuất trên là quy trình sản xuất thuốc lá điếu khép kín. Tuy nhiên trong thực tế, chỉ có Nhà máy thuốc lá 27/7 và Công ty thuốc lá Đà Nẵng là 02 đơn vị có quy trình khép kín. Do đây là 2 trong 4 đơn vị của ngành có hệ thống tách cọng thuốc lá (02 đơn vị còn lại là Ngân Sơn và Hòa Việt là các đơn vị chế biến nguyên liệu thuốc lá).

Sau nhiều năm nổ lực xây dựng qui trình, từ năm 2007 đến nay Nhà máy áp dụng mơ hình sản xuất theo hệ thống kéo. Sản xuất chủ yếu dựa vào yêu cầu thị trường thông qua hệ thống thông tin thị trường, từ các nhân viên thị trường và các đại lý cấp 1 có mặt tại các tỉnh thành trong cả nước. Do sản xuất theo hệ thống kéo nên các lô hàng sản xuất được chia nhỏ, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, lượng tồn kho thành phẩm thấp làm giảm chi phí lưu kho, tiết kiệm diện tích kho bãi và dễ khắc phục các sai sót trong quá trình sản xuất.

Hình 2.8 cho thấy, kể từ năm 2007 lượng tồn kho thành phẩm bình quân chỉ ở mức 125 ngàn bao. Chỉ số tồn kho thành phẩm thuốc lá điếu chỉ chiếm 4,5% tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ so với chỉ số tồn kho thành phẩm của ngành là 12,6% 1 .

Hình 2.8: Lượng tồn kho thành phẩm bình quân qua các năm.

Ngoài các đặc điểm trên, Nhà máy thuốc lá 27/7 cịn có một lợi thế đóng góp vào việc tạo giá trị khách hàng đó là khâu in bao bì thuốc lá. Tất cả các bao bì dùng cho sản phẩm thuốc lá của Nhà máy đều được cung cấp bởi Xí nghiệp In và Bao bì 27/7. Việc thực hiện cung cấp bao bì nội bộ vừa giúp hạ giá thành, giảm tồn kho phụ liệu thuốc lá, giảm áp lực luồng tiền cũng như chủ động được thời gian trong sản xuất của Nhà máy góp phần quan trọng trong việc thực hiện mơ hình sản xuất theo hệ thống kéo.

1

Cục xúc tiến thương mại - 100 200 300 400 2005 2006 2007 2008 2009 363 299 123 102 125 Tồn kho thành phẩm (ngàn bao)

Marketing và bán hàng: các thương hiệu thuốc lá nước ngoài tuy mới xuất hiện trở

lại Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay, tuy nhiên hiện nay đang chiếm toàn bộ thị trường thuốc lá cao cấp. Thị trường thuốc lá trung cấp và thuốc lá giá thấp là sự chia sẻ của các thương hiệu trong nước. Cũng như các nhà máy thuốc lá địa phương, các thương hiệu thuốc lá của Nhà máy thuốc lá 27/7 tập trung vào phân khúc giá thấp là chủ yếu. Một vài thương hiệu thuốc lá tham gia vào thị trường thuốc lá trung cấp và có một thương hiệu thuốc lá Hello (Milk Cigar) tham gia vào phân khúc giá cao. Hiện nay các thương hiệu thuốc lá của Nhà máy thuốc lá 27/7 được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền tây Nam bộ, Tây Nguyên, nam Trung bộ và một lượng hạng chế tại thị trường miền Bắc thông qua hệ thống đại lý nhiều cấp.

Hệ thống phân phối của công ty được tổ chức theo nguyên tắc trực tuyến đa kênh. Các đại lý được phân chia thành 2 cấp: (1) Đại lý cấp 1 được xây dựng tại các khu vực trung tâm của các tỉnh thành. Là các đại lý lớn, có uy tín trong kinh doanh, có quan hệ tốt với Nhà máy trong nhiều năm, có tiềm lực kinh tế đủ mạnh, có hệ thống kho hàng và mạng lưới tiêu thụ rộng, đảm bảo đạt doanh số tiêu thụ các sản phẩm của nhà máy cao và ổn định. Đại lý cấp 1 được ký hợp đồng nhận hàng trực tiếp theo yêu cầu tiêu thụ, được giữ quyền phân phối các sản phẩm của Nhà máy trong phạm vi mạng lưới của mình. Đại lý cấp 1 là nơi nhận sự hổ trợ về marketing cũng như triển khai các chương trình thúc đẩy bán hàng của Nhà máy; (2) Đại lý cấp 2 là các đại lý chân rết của cấp 1, lan tỏa rộng vào các huyện thị, kể cả vùng sâu, vùng xa. Đại lý cấp 2 có quan hệ trực tiếp và nhận hàng theo nhu cầu từ đại lý cấp 1. Ngồi ra đại lý cấp 2 cũng có thể nhận được sự hổ trợ về marketing từ phòng thị trường của Nhà máy; Bên dưới các đại lý cấp 2 là hệ thống phân phối lẻ qua các kênh phân phối mở và đóng. Thơng thường, chỉ một số người bán hàng thuộc hệ thống phân phối mở nhận được sự hổ trợ về maketing của nhà máy.

Bên cạnh hệ thống phân phối trực tiếp trên Nhà máy còn thành lập 04 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Lạt, Tây Ninh và An Giang để phục vụ công tác thị trường, hổ trợ khách hàng một cách trực tiếp và nhanh chóng hơn. Đây cũng là hệ thống thu thập thông tin thị trường của nhà máy. Ngoài các nhân viên thị trường Nhà máy giao trực tiếp cho các đại lý cấp 1 quản lý, tại các chi nhánh cịn có đội ngũ nhân viên thị trường và giám sát thị trường có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến các nhà bán lẻ tại những vùng trống, mà các đại lý chưa thể tiếp cận vì lý do kinh tế; tạo sự bình ổn giá giữa các vùng thị trường, chống sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý; triển khai các hoạt động xúc tiến bán hàng

của Nhà máy; làm tăng sự hiện diện các thương hiệu của Nhà máy và tiếp nhận, phân tích, dự báo thơng tin thị trường.

Hiện nay toàn ngành sản xuất thuốc lá điếu Việt Nam bao gồm 17 đơn vị thuộc 06 đầu mối. Đối với các tổng công ty, do bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc là các Công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập nên các chính sách marketing và bán hàng khơng thể có sự thống nhất, thiếu tập trung và thiếu sự linh hoạt; Công tác quản lý hệ thống phân phối khó kiểm sốt chặt chẽ, dẫn đến sự tranh mua tranh bán giữa các đơn vị thành viên, có lúc cịn dẫn đến chính sách hai giá của cùng một sản phẩm, ví dụ sản phẩm Vinataba miền bắc (do 4 nhà máy sản xuất) và Vinataba miền nam (Nhà máy thuốc lá Sài Gòn sản xuất); việc cạnh tranh giữa các đơn vị cùng thuộc tổng công ty, cùng kinh doanh tại một phân khúc thị trường làm tăng nguy cơ suy yếu vị thế của sản phẩm, mất thị trường và gây lãng phí. Ngược lại, vì là một đầu mối sản xuất thuốc lá độc lập nên công tác marketing và bán hàng của Nhà máy 27/7 có được ưu thế là sự linh hoạt, thống nhất trong tồn thị trường và mang tính tập trung cao.

Cũng như các đơn vị cùng cạnh tranh trong phân khúc thị trường thuốc lá giá thấp, công tác Marketing của Nhà máy hiện nay phần nào còn thiên về xử lý tình huống và mang tính đối phó: đối phó với diễn biến thị trường, đối phó với sức ép của mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)