CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:
2.2.5.1 Môi trường kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế: sau một thời gian ổn định dần kinh tế vĩ mô, từ những năm 1990 kinh tế Việt Nam bắt đầu giai đoạn tăng trưởng với các thành tích đáng trân trọng. Nhịp tăng GDP đạt mức trung bình 7,5% trong thời gian 15 năm, từ 1991 đến 2004. Giai đoạn 2005 – 2007 đạt mức tăng trưởng trên 8%.
Bảng 2.5: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2000 - 2009
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP, (nghìn tỷ VND) 441,7 481,3 535,8 613,4 715,3 839,2 974,3 1143,7 1485,0 1658,4 Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18 5,32 GDP bình quân
đầu người (USD)
402 415 440 492 553 639 723 834 1034 1080
Nguồn: Niên giám thống kê 2009 - GSO
Bước vào năm 2008, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thơ và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; Nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt nên kinh tế nước ta năm 2008 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức. Kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục
được giải quyết có hiệu quả. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008, theo giá so sánh 1994, ước tính tăng 6,18% so với năm 2007.
Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thối, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế -xã hội khác của nước ta. Trong bối cảnh khơng thuận lợi đó, Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội nên đã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, càng về cuối năm càng nâng cao được tốc độ tăng trưởng. Năm 2009 GDP tăng trưởng 5.32%, nếu so sánh với những năm trước thì tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt mức thấp nhất, tuy nhiên so với mức 5% mà chính phủ đã đề ra thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2009. Nếu so sánh với mặt bằng phát triển các nền kinh tế trên thế giới thì Việt Nam là một trong số ít những nước có tốc độ phát triển kinh tế là con số dương đáng kể.
Mức sống dân cư: tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2008 bình quân đầu người 1 tháng đạt 793 nghìn đồng, tăng 55% so với năm 2006 và bình quân mỗi năm tăng 24,5%. Chi tiêu cho đời sống đạt 705 nghìn đồng, tăng 53,1% so với năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 23,7%, cao hơn các năm trước (thời kỳ 2002-2004 là 15,6%, thời kỳ 2004-2006 là 13,1% một năm). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì chi tiêu thực tế thời kỳ 2006-2008 tăng 7,1% mỗi năm, cao hơn mức tăng 5,2% của thời kỳ 2004-2006 và thấp hơn mức tăng 10,3% của thời kỳ 2002-2004.
Năm 2008 chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng khu vực nơng thơn đạt 548 nghìn đồng, tăng 52,8% so với năm 2006; khu vực thành thị đạt 1.115 nghìn đồng, tăng 51% so năm 2006. Mức chi tiêu cho đời sống khu vực thành thị gấp 2,03 lần khu vực nơng thơn và có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách (hệ số này ở thời kỳ 2004-2006 là 2,06 lần; thời kỳ 2002-2004 là 2,1 lần). So năm 2006 chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ nghèo nhất tăng 63,1% (cao hơn mức tăng 30,1% của thời kỳ 2002-2004 và 26,3% thời kỳ 2004-2006); nhóm hộ giàu nhất tăng 51,7% (thời kỳ 2002-2004 là 30,4%, thời kỳ 2004-2006 là 28,3%). Chi tiêu đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 4,2 lần nhóm hộ nghèo nhất (hệ số này năm 2006, 2004 và 2002 đều là 4,5 lần).
Bảng 2.6: Chi tiêu cho đời sống và tỷ lệ chi cho ăn, uống, hút. 2002 2004 2006 2008 Chi cho đời sống (ngàn đồng) Tỷ lệ chi cho ăn, uống, hút Chi cho đời sống (ngàn đồng) Tỷ lệ chi cho ăn, uống, hút Chi cho đời sống (ngàn đồng) Tỷ lệ chi cho ăn, uống, hút Chi cho đời sống (ngàn đồng) Tỷ lệ chi cho ăn, uống, hút Cả nước 269,1 56,6 359,7 53,5 460,4 52,7 704,8 52,9 Thành thị 460,8 51,5 595,4 48,8 738,3 48,2 1.114,6 48,5 Nông thôn 211,1 60,0 283,5 56,6 358,9 56,1 548,3 56,4
Nguồn: tính tốn của tác giả từ “Khảo sát mức sống hộ gia đình 2008” - GSO
Tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức sống cao hay thấp. Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càng thấp và ngược lại. Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao, nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt từ năm 2002 đến năm 2006; năm 2008 lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Chi ăn uống trong chi tiêu đời sống từ 57% năm 2002 giảm xuống 53% năm 2008. Tỷ trọng này năm 2008 của khu vực thành thị, nơng thơn đều tăng chút ít so năm 2006 và hầu hết các nhóm thu nhập cũng có xu hướng như vậy. Nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá tiêu dùng tăng cao so các năm trước, người dân có ý thức tiết kiệm một phần mua sắm đồ dùng để tập trung cho ăn uống. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa thành thị, nơng thơn, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo. Năm 2008 tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu ở thành thị là 43,5%, trong khi ở nông thôn là 49,9% (tỷ lệ này tương ứng năm 2004 là 44,6% và 51,1%; năm 2006 là 43,9% và 50,2%).
Nhìn chung mức sống dân cư ngày càng được cải thiện.
Giá thuốc lá bao so với tăng trưởng kinh tế: khi tính theo giá thực, giá các sản phẩm
thuốc lá không tăng trong giai đoạn 1995 đến 2006. Tính trung bình thì giá cịn bị giảm khoảng 5% trong giai đoạn này1. Cụ thể, nhãn hiệu phổ biến nhất trong nước là Vinataba có giá thực là khoảng 10.000 VNĐ một bao, năm 1996 (tính theo VNĐ năm 2006 – 0,63 USD), thì vào năm 2006 giá thực của nó chỉ tương đương với khoảng 8.500 VNĐ (0,53
1
USD). Điều này trái ngược với sự tăng trưởng thu nhập thực tế đã phân tích ở trên: GDP thực tế tính theo đầu người đã tăng hơn 80% từ 1995 đến 2006. Vì vậy, thuốc lá trở thành mặt hàng ngày càng rẻ hơn. Khoảng cách ngày càng tăng giữa thu nhập và giá thuốc lá đã làm cho thuốc lá ngày càng trở nên dễ tiêu thụ và khả năng chuyển sang sử dụng thuốc lá trung và cao cấp ngày một gần hơn.
Tóm lại, trong hai năm gần đây, kinh tế xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, giá cả tăng cao ở hầu hết các mặt hàng, nhưng nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn và có bước tăng trưởng khá. Thu nhập của dân cư tiếp tục tăng, đời sống của các tầng lớp dân cư tiếp tục ổn định. Đặc biệt, do tác động của các chính sách đầu tư, các chính sách xã hội cho các vùng nghèo, huyện nghèo và người nghèo nên thu nhập và đời sống của vùng nông thôn, vùng xa, vùng nghèo và người nghèo đều ổn định và phát triển. Bên cạnh việc tăng trưởng cao và liên tục của nền kinh tế, mức sống dân cư tăng dần nhưng giá thuốc lá trong những năm qua đã khơng tăng mà cịn giảm. Đây cũng là một cơ hội để ngành thuốc lá chuyển sang sản xuất thuốc lá trung và cao cấp có chất lượng cao hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Mức lãi suất: Kể từ năm 2005, các tổ chức tài chính tín dụng Việt Nam được phép tự thoả thuận lãi suất cho vay với khách hàng, song mức lãi suất cho vay cao nhất cũng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế, năm 2008 lạm phát của nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh và đã ở mức 25%, vì vậy từ tháng 5/2008, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trương tăng mạnh lãi suất cơ bản từ 8.75% lên 12% nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Do đó mức lãi suất trần cho vay tối đa nâng lên 18%. Đến tháng 7/2008, một lần nữa lãi suất cơ bản lại tăng lên 14%, nâng mức lãi suất trần cho vay tối đa lên 21%/năm.
Năm 2009, sau khủng hoảng tài chính tồn cầu, lãi suất cơ bản giảm còn 7% vào tháng 2/2009 và tăng trở lại 8% vào tháng 12/2009. Do chính sách thắt chặt tiền tệ sau khủng hoảng, khi các gói kích thích kinh tế dần chấm dứt và nhu cầu vốn giai đoạn hậu khủng hoảng tăng cao trong nền kinh tế, lãi suất cơ bản hầu như đã khơng cịn phát huy tác dụng như trước. Với mức Lãi suất cơ bản 8%, lãi suất trần cho vay chính thức bằng VND ở mức 12%, và lãi suất huy động được thỏa thuận với mức trần 10.5%. Tuy vậy, lãi suất thực tế trên thị trường đã vượt xa hai mức trần nói trên. Từ cuối năm 2009 đến tháng
3 năm 2010, lãi suất cho vay thực tế ở mức 17%-18%, và lãi suất huy động phổ biến ở mức 13-14%. Và hiện nay chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh nguy cơ tái lạm phát vẫn đang được thực thi, thanh khoản của các ngân hàng thương mại vẫn đang căng thẳng nên khả năng hạ lãi suất trong thời gian tới là không cao.
Theo các chuyên gia tài chính, vào năm 2002 - 2007, khi nền kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh tương đối tốt, các doanh nghiệp Việt Nam thường có tỷ lệ vay trên vốn khoảng 2 lần và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khoảng 25% - 30%. Lãi suất vay tổ chức tín dụng vào thời kỳ đó từ 12 – 14%/ năm. Như vậy, nếu lãi suất vay tăng 5 – 6% lên 18 – 19% như hiện nay sẽ làm ROE giảm xuống còn khoảng 15% - 18%, tương đương lãi suất huy động. Điều này làm khiến các dự án khó có khả năng bù đắp được chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro hoạt động và ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Tóm lại, trong giai đoạn trước mắt, chỉ những dự án khả thi và có mức lợi nhuận trên 25% mới nên tìm đến các khoản vay từ ngân hàng.
2.2.5.2 Mơi trường văn hóa xã hội:
Ngành thuốc lá trên toàn cầu hiện nay đang phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng từ môi trường xã hội, dư luận về các tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, đặc biệt sức ép từ các phong trào xã hội của các quốc gia và chương trình phịng chống tác hại thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới. Tháng 5/2003, Tổ chức Y tế thế giới đã ban hành Cơng ước Khung về Kiểm sốt thuốc lá (FCTC), có hiệu lực ngay trong năm 2005 sau khi được 40 nước phê chuẩn. Mục tiêu của FCTC là nhằm tạo ra những khuôn khổ cho việc hợp nhất những biện pháp kiểm soát thuốc lá của các quốc gia tham gia Công Ước nhằm giảm thiểu một cách liên tục và mạnh mẽ việc sử dụng thuốc lá để hạn chế các hậu quả về xã hội, kinh tế và môi trường của việc tiêu dùng thuốc lá. Trong xu thế chung đó, ngành thuốc lá Việt Nam cũng đang đứng trước sức ép của xã hội về vấn đề tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người.
Năm 2004, Việt nam đã phê chuẩn thực hiện FCTC theo đó: sẽ áp dụng các biện pháp liên quan đến làm giảm bớt nhu cầu thuốc lá, trên quan điểm cho rằng giá cả và các biện pháp thuế là một phương tiện có hiệu quả và quan trọng để làm giảm bớt sự tiêu thụ thuốc lá bởi nhiều tầng lớp dân số khác nhau, cụ thể là giới thanh niên trẻ (thuế TTĐB đánh vào thuốc lá điếu đã tăng từ 55% lên 65% từ năm 2008), gia tăng các biện pháp
kiểm soát chặt chẽ ngành thuốc lá để kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá.
2.2.5.3 Môi trường nhân khẩu học:
Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01/4/2009 là 85.789.573 người. Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Số người sống ở khu vực thành thị là 25.374.262 người, chiếm 29,6%, và ở khu vực nông thôn là 60.415.311 người, chiếm 70,4% tổng dân số. Dân số nam là 42.482.549 người, chiếm 49,5% và nữ là 43.307.024 người, chiếm 50,5% tổng dân số.
Bảng 2.7: QUY MÔ DÂN SỐ NĂM 2009
Tổng số Nam Nữ Thành thị Nơng thơn Tồn quốc 85.789.573 42.482.549 43.307.024 25.374.262 60.415.311
Trung du và miền núi phía Bắc 11.064.449 5.529.524 5.534.925 1.772.059 9.292.390 Đồng bằng sông Hồng 19.577.944 9.647.717 9.930.227 5.721.184 13.856.760 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 18.835.485 9.331.599 9.503.886 4.530.450 1.4305.035 Tây Nguyên 5.107.437 2.583.501 2.523.936 1 .419.069 3.688.368 Đông Nam Bộ 14.025.387 6.844.678 7.180.709 8.009.167 6.016.220 Đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 8.545.530 8.633.341 3 .922.333 13.256.538
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
Phân bố địa lý: phân bố dân số là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển, đến nay đã
có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, tỷ lệ tăng bình quân năm của dân số thành thị là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nơng thơn chỉ có 0,4%/năm. Tại Đơng Nam Bộ, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%), vùng này có ba trung tâm đơ thị lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng bằng sơng Hồng có tỷ trọng dân số thành thị là 29,2% (năm 1999 là 21,0%). Vùng này có ba trung tâm đơ thị lớn là Quảng Ninh, Hải Phịng và Thủ đơ Hà Nội.
Dân số Việt Nam hiện nay phân bố khơng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người). Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất, 5.107.437 người. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của hai sơng lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung
du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước.
Các chỉ số trên cho thấy: nếu mục tiêu là tăng trưởng thị phần thì việc xây dựng các trung tâm phân phối; tập trung các nổ lực tiếp thị tại đô thị và các vùng đồng bằng, sẽ hợp lý hơn là tập trung vào các vùng thị trường tiêu thụ hiện tại của Nhà máy.
Tỷ số giới tính: kể từ năm 1960 đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam luôn nhỏ
hơn 100. Tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục từ năm 1979 đến nay (xem Hình 2.13). Tỷ số giới tính khi sinh tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây cũng góp phần làm gia tăng tỷ số giới tính chung của dân số Việt Nam.
Hình 2.13: TỶ SỐ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM, 1960-2009
Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
Tỷ số giới tính thấp nhất là vùng Đơng Nam Bộ, nơi có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước chiếm tới 51% tổng dân số của cả vùng, ln có tỷ số giới