Môi trường nhân khẩu học:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 69)

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH

2.2 Phân tích các cơ sở xây dựng chiến lược của nhà máy thuốc lá 27/7:

2.2.5.3 Môi trường nhân khẩu học:

Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01/4/2009 là 85.789.573 người. Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Số người sống ở khu vực thành thị là 25.374.262 người, chiếm 29,6%, và ở khu vực nông thôn là 60.415.311 người, chiếm 70,4% tổng dân số. Dân số nam là 42.482.549 người, chiếm 49,5% và nữ là 43.307.024 người, chiếm 50,5% tổng dân số.

Bảng 2.7: QUY MÔ DÂN SỐ NĂM 2009

Tổng số Nam Nữ Thành thị Nơng thơn Tồn quốc 85.789.573 42.482.549 43.307.024 25.374.262 60.415.311

Trung du và miền núi phía Bắc 11.064.449 5.529.524 5.534.925 1.772.059 9.292.390 Đồng bằng sông Hồng 19.577.944 9.647.717 9.930.227 5.721.184 13.856.760 Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 18.835.485 9.331.599 9.503.886 4.530.450 1.4305.035 Tây Nguyên 5.107.437 2.583.501 2.523.936 1 .419.069 3.688.368 Đông Nam Bộ 14.025.387 6.844.678 7.180.709 8.009.167 6.016.220 Đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 8.545.530 8.633.341 3 .922.333 13.256.538

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

Phân bố địa lý: phân bố dân số là một khía cạnh quan trọng của sự phát triển, đến nay đã

có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,7% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999-2009, tỷ lệ tăng bình quân năm của dân số thành thị là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nơng thơn chỉ có 0,4%/năm. Tại Đông Nam Bộ, dân số thành thị chiếm 57,1% (năm 1999 là 55,1%), vùng này có ba trung tâm đơ thị lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng dân số thành thị là 29,2% (năm 1999 là 21,0%). Vùng này có ba trung tâm đơ thị lớn là Quảng Ninh, Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.

Dân số Việt Nam hiện nay phân bố khơng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người). Tây Ngun là vùng có số dân ít nhất, 5.107.437 người. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nơng nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung

du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước.

Các chỉ số trên cho thấy: nếu mục tiêu là tăng trưởng thị phần thì việc xây dựng các trung tâm phân phối; tập trung các nổ lực tiếp thị tại đô thị và các vùng đồng bằng, sẽ hợp lý hơn là tập trung vào các vùng thị trường tiêu thụ hiện tại của Nhà máy.

Tỷ số giới tính: kể từ năm 1960 đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam ln nhỏ

hơn 100. Tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục từ năm 1979 đến nay (xem Hình 2.13). Tỷ số giới tính khi sinh tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây cũng góp phần làm gia tăng tỷ số giới tính chung của dân số Việt Nam.

Hình 2.13: TỶ SỐ GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM, 1960-2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

Tỷ số giới tính thấp nhất là vùng Đơng Nam Bộ, nơi có Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước chiếm tới 51% tổng dân số của cả vùng, ln có tỷ số giới tính thấp nhất nước (90,2 nam/100 nữ vào năm 1979, 88,4 nam/100 nữ vào năm 1989, 92,8 nam/100 nữ vào năm 1999 và 92,7 nam/100 nữ vào năm 2009). Ngoài ra, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào 3 tỉnh thu hút dân lớn nhất nước thuộc vùng Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu ln có số nữ nhiều hơn số nam.

Cấu trúc tuổi: do mức độ sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình

ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng lão hoá với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự thu hẹp của ba thanh ở đáy tháp dân số (hình 2.14) đối với cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số nước ta giảm liên

tục và nhanh trong suốt 15 năm qua. Phần đỉnh tháp tiếp tục rộng ra so với Tổng điều tra năm 1999, phản ánh số lượng người già tăng lên do mức độ chết của dân số giảm đi. Đặc biệt, dân số cả nam và nữ ở nhóm 80 tuổi trở lên đã tăng đáng kể so với năm 1999.

Hình 2.14: THÁP DÂN SỐ VIỆT NAM, 1999 VÀ 2009

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009

Tháp dân số năm 2009 cũng cho thấy, các thanh từ 15-19 tuổi đến 55-59 tuổi đối với cả nam và nữ đã tăng lên khá đều, làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống”. Điều này chứng tỏ số người bước vào độ tuổi lao động cũng tăng nhanh, tỷ số phụ thuộc giảm và gánh nặng của dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của nước ta ngày càng được giảm đi. Đây là một cơ hội cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho ngành thuốc lá nói riêng.

2.2.5.4 Mơi trường chính trị luật pháp:

Ngành sản xuất thuốc lá điếu Việt nam nói riêng và thế giới nói chung ngày càng chịu sức ép nặng nề của luật pháp. Dấu hiệu đầu tiên của cam kết kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam là việc cấm hút thuốc ở một số nơi công cộng theo “Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân” năm 1989. Vào tháng 5/1989, Bộ Y tế thành lập Ban chỉ đạo về phòng chống tác hại thuốc lá Việt Nam viết tắt tiếng anh là VINACOSH.

Năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá. Việc cấm nhập khẩu duy trì cho đến khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới vào tháng 1/2007.

Năm 1992 lệnh cấm quảng cáo thuốc lá của Việt Nam có hiệu lực. Năm 1997, lệnh cấm mở rộng ra cả việc tài trợ các sự kiện văn hóa thể thao. Lệnh cấm bao gồm cả quảng cáo trực tiếp và gián tiếp; tài trợ bị cấm chỉ khi có liên kết với quảng cáo.

Ngày 14/8/2000 Chính phủ ban hành nghị quyết 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia phòng và chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000-2010. Ngày 17/04/2001, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Ủy ban quốc gia thực hiện chương trình quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá. Ủy ban này xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 12/CP với hai giai đoạn:

* Giai đoạn 2000 – 2005:

+ Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 50% xuống 35% + Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở Việt Nam từ 3,4% xuống dưới 3% * Giai đoạn 2005 – 2010:

+ Giảm tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt Nam xuống còn 20% + Giảm tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá ở Việt Nam xuống dưới 2%

Các chương trình hành động nhằm thực hiện mục tiêu: Tiếp tục duy trì việc cấm quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức; Cấm việc tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao; Thực hiện quy chế ghi nhãn, ghi các chỉ tiêu chủ yếu của khói thuốc và những khuyến cáo về sức khỏe có tính gây ấn tượng lên vỏ bao thuốc lá, kết hợp với các biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong công chúng.

Nhằm quản lý tốt hơn ngành thuốc lá, ngày 22/10/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2001/NĐ-CP về hoạt động sản xuất & kinh doanh thuốc lá. Trong đó quy định về trồng, chế biến và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá; Sản xuất sản phẩm thuốc lá và phụ liệu thuốc lá; Kinh doanh các sản phẩm thuốc lá; Quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh thuốc lá;

Năm 2002, các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá đã phải xin phép hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu lá thuốc và thuốc sợi nên có phần khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là khi tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm 2004, ngành thuốc lá ngoài nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) còn phải nộp thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu ra theo Nghị định 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về “quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT” và Thông tư 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài

chính. Cũng trong năm 2004, Chính phủ phê chuẩn Cơng ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC).

Từ 01/01/2006, theo luật “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TTĐB và luật thuế GTGT” số 57/2005/QH11 của Quốc hội khóa IX, thuế suất thuế TTĐB đối với thuốc lá điếu đã thay đổi, áp dụng chung một mức thuế suất TTĐB cho thuốc lá điếu sản xuất trong nước, không phân biệt nhãn hiệu nhượng quyền của nước ngoài hay nội địa, với lộ trình: năm 2006 – 2007: 55%; từ năm 2008 sẽ là 65%. Và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt chắn chắn sẽ không dừng lại ở mức 65% (khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới là từ mức 66% đến 80% giá bán lẻ)

Năm 2007, Chính phủ phê duyệt“Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020”ttrong đó quy định lộ trình giảm tar (<10mg/điếu- 2015) và nicotine (<1mg/điếu- 2015). Đồng thời, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị định 119/2007/NĐ-CP nhằm tăng cường kiểm soát ngành thuốc lá bao. Quy định việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá, theo đó phải in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Việc in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Cơng ước khung về kiểm soát thuốc lá. Nếu như nghị định 76/2001/NĐ-CP không cho phép đầu tư mới, thành lập mới các liên doanh nước ngoài trong lĩnh vực thuốc lá thì nghị định 119/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt; không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định tại thời điểm ban hành Nghị quyết 12/2000/NQ-CP.

Nhìn chung, ngành thuốc lá hiện nay đang phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng từ môi trường luật pháp, chính trị, xã hội, dư luận về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Một loạt các biện pháp từ Chính phủ nhằm hạn chế tiêu dùng được áp dụng như: cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, ghi khuyến cáo về tác hại của hút thuốc đối với sức khỏe trên vỏ bao, hạn chế về nồng độ nicotin và tar trong khói thuốc, tăng thuế đối với thuốc lá, hạn chế hút thuốc nơi công cộng, không

cho phép tham gia các chương trình tài trợ các hoạt động văn hóa, thể thao… Đây cũng là những nguy cơ đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh của ngành thuốc lá nói chung.

2.2.5.5 Mơi trường tồn cầu:

Do gặp nhiều khó khăn tại các nước phát triển, vốn càng ngày càng siết chặt các biện pháp hạn chế việc hút thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, các nhà sản xuất thuốc lá đang tìm cách chuyển thị trường sang các nước đang phát triển ở Châu Á. Theo cơ quan nghiên cứu Euromonitor, thì có đến 6 triệu người Châu Á mới gia nhập đội ngũ những người nghiện thuốc lá vào năm 2009, và từ nay cho đến năm 2014, sẽ có thêm 30 triệu người. Con số này là thị trường mục tiêu lý tưởng đối với các tập đoàn sản xuất thuốc lá lớn trên thế giới.

Châu Á hiện chiếm đến 60% tổng số người hút thuốc lá của toàn thế giới, trong khi tỉ lệ này ở Tây Âu là 10%, Đơng Âu 10%, cịn Hoa Kỳ chỉ có 4,5%. Vì vậy mà 60% lượng thuốc lá bán ra trên thế giới được tiêu thụ tại châu Á (nếu tính giá trị thì chỉ 38% do giá ở Châu Á rẻ hơn). Tuy vậy thị trường châu Á không đồng nhất mà rất khác biệt, thậm chí trái ngược giữa các quốc gia. Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất với 350 triệu người hút thuốc, chỉ trong 5 năm qua đã tiêu thụ đến 400 tỉ điếu thuốc. Thị trường nội địa nước này nằm trong sự kiểm soát của nhà nước, vốn là cổ đông của China National Tobacco Company. Tập đoàn Thuốc lá Trung Quốc năm 2009 đã giúp thu vào được 76 tỉ đơ la thuế và lợi nhuận; trong đó thuế đánh vào thuốc lá chiếm đến 61 tỉ đô la, một nguồn lợi to lớn cho ngân sách nhà nước. Cũng vì vậy mà các biện pháp hạn chế thuốc lá chỉ được áp dụng rất chậm chạp.

Ngược lại ở Nhật Bản, thị trường thuốc lá đứng thứ nhì châu Á, vấn đề sức khỏe cộng đồng được đặt lên trên. Chính phủ dự định tăng thuế vào tháng 10/2010, khiến giá một gói thuốc lá sẽ tăng gần 30%. Cơng ty Japan Tobacco có vốn nhà nước 50% sẽ phải quay sang thị trường quốc tế, trong đó có thị trường châu Á lâu nay chưa được quan tâm.

Hai tập đoàn sản xuất thuốc lá hoạt động tích cực tại Châu Á là Philip Morris International (PMI), chủ sở hữu nhãn hiệu Marlboro và British American Tobacco (BAT), sản xuất hiệu Lucky Strike, Dunhill. Philip Morris bán khá chạy ở Indonesia và Hàn Quốc, hiện đã ký hợp đồng hợp tác với công ty thuốc lá lớn nhất của Philippines, còn BAT vừa mua lại một hãng của Indonesia.

Đối với Việt Nam, sau khi hội nhập trở lại với khu vực và thế giới, một số tập đoàn thuốc lá đa quốc gia đã bắt đầu trở lại Việt Nam. Kể từ sau khi gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam tiếp tục thực hiện việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế bằng việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 7/11/2006. Và do đó hiện nay, Ngành thuốc lá Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế cụ thể sau:

 Cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - CEFT/AFTA: Các mặt hàng thuốc lá đều được cam kết để trong Danh mục loại trừ hồn tồn (GEL): khơng tham gia cắt giảm thuế về mức 0-5% để tham gia tự do mậu dịch ASEAN.

 Cam kết với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng (ACFTA: ASEAN + Trung Quốc; AKFTA: ASEAN + Hàn Quốc): các mặt hàng thuốc lá đều được đưa vào danh mục Nhạy cảm cao (HSL), có lộ trình giảm thuế chậm và mức thuế cuối cùng cao.

Năm 2006, một nội dung đàm phán quan trọng của CEPT/AFTA là rà soát GEL. Ban Thư ký ASEAN đề nghị các nước rà soát lại triệt để các mặt hàng trong GEL, trong đó có thuốc lá. Hiệp hội thuốc lá đã kiến nghị lên các Bộ ngành liên quan về việc tiếp tục duy trì thuốc lá trong GEL và cử người tham gia để hỗ trợ đoàn đàm phán. Sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tháng 05/2006, thuốc lá vẫn giữ được trong danh mục GEL. Trên cơ sở giữ được ngành hàng thuốc lá trong GEL đã tạo thuận lợi cho đàm phán khu vực mậu dịch tự do ASEAN mở rộng. Hiện nay, Việt Nam là một thành viên của ASEAN trong các đàm phán xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN + Ấn Độ, ASEAN+ Úc và New Zealand, ASEAN + Nhật Bản… Thuốc lá điếu, nguyên liệu thuốc lá vẫn tiếp tục được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược kinh doanh của nhà máy thuốc lá 27 7 đến năm 2015 (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)