Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá HQ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động hải quan tại cục hải quan đồng nai (Trang 74 - 77)

- Các biểu mẫu, báo cáo

c) Đối với Ngân hàng:

3.3.2.3. Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá HQ:

hố HQ:

Để nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý thuế, trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính trong thủ tục hải quan theo hướng hiện đại sẽ là yêu cầu mang tính cấp bách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế cho ngân sách Nhà nước đối với hàng hố XK, NK; cải thiện hơn nữa mơi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho hoạt động XK, NK, thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý thuế gắn liền vớiyêu cầu hiện đại hoáHQ, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng Biểu thuế quan điện tử theo hướng tích hợp và mã

hố đầy đủ danh mục hàng hố, chính sách mặt hàng, xuất xứ hàng hoá và điều kiện áp dụng các loại thuế suất đối với từng mặt hàng.

Bởivì, hoạt động quản lý nhà nước vềHQ nói chung, cũng như quản lý thuế đối với hàng hố XK, NK nói riêng đều phải dựa vào cơ sở dữ liệu về hàng hố. Mọi thơng tin về hàng hoá XK, NK đều phải được mã hố. Trong đó, mã số và danh

mục hàng hoá là cơ sở chung nhất theo Danh mục HS và Danh mục hài hoà thuế quan AHTN; các thơng tin khác có liên quan để xác định nghĩa vụ thuế, đó là: các loại thuế suất (thuế XK; thuế NK thông thường, ưu đãi, ưu đãi đặc biệt; thuế GTGT), chính sách mặt hàng, xuất xứ hàng hố…Có nhưvậy, thì việc khai báo HQ và việc quản lý thuế qua kê khai, nộp thuế mới được đảm bảo thuận lợi, chính xác, trung thực và khách quan.

Thứ hai là, do đặc điểm hoạt động quản lý HQ chịu sự điều chỉnh của hệ

thống các văn bản quy phạm pháp luật rất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhau, được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau. Để việc thực thi có hiệu quả, trong điều kiện hiện đại hoá HQđặt ra yêu cầu cần thiết là khi ban hành các quy định có liên quan đến quản lý nhà nước đối với hoạt động XNK cần phải được cụ thể hoá mã số chi tiết các loại hàng hoá chịu sự điều chỉnh của các quy định đó theo Danh mục hàng hoá XK, NK và yêu cầu quản lý HQ. Vì vậy, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt độngHQ cần phải có sự tham gia của cơquan HQ và từ hoạt động thực tiễn, cơ quanHQ phải có ý kiến yêu cầu hoặc phản hồi trở lại với các cơ quan chức năng về những bất cập và yêu cầu cần thiết để tiến hành hiện đại hoá HQ.

Thứ ba là, nâng cao hơn nữa hoạt động KTSTQ theo hướng đánh giá chính

xác, kịp thời hệ thống thơng quan để có giải pháp điều chỉnh thích hợp nhằm giảm thiểu nguy cơ gian lận ở khâu tự kê khai, nộp thuế; đánh giá và lựa chọn đúng đối tượng để tiến hành KTSTQ đảm bảo giảm thiểu rủi ro tiềm tàng, nâng cao tính răn đe và bổ sung kịp thời thông tin về mức độ chấp hành pháp luật để phục vụ cho khâu thông quan. Bên cạnh đó cần tăng cường cơng tác thanh tra nhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hoá XK, NK.

Thứ tư là,để cơng tác quản lý thuế được chính xác, kịp thời; đôn đốc, thu hồi

nợ thuế và sử dụng biện pháp xử lý được chính xác, cần hồn thiện chế độ kế toán, đổi mới tổ chức cơng tác kế tốn thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá XK, NK theo hướng: tổ chức hệ thống kế toán tập trung, thống nhất từ cơ quan Tổng cục Hải quan đến từng Chi cục HQ. Hệ thống thông tin cần được kết nối, chia sẻ đảm

bảo kịp thời, chính xác và bảo mật; hồn thiện quy trình hạch tốn, hệ thống chứng từ, biểu mẫu báo cáo cho phù hợp với Luật HQ và Luật Quản lý thuế; các chỉ tiêu và chế độ báo cáo phải thường xuyên được tích hợp vào hệ thống thơng tin nghiệp vụHQđể sửdụng cho q trình thơng quan và KTSTQ.

Thứ năm là, trong điều kiện thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, việc

xác định tính chính xác của việc kê khai hải quan cần qua nhiều khâu nghiệp vụ khác nhau. Qua mỗi khâu phải được cập nhật vào hệ thống quản lý, trong đó có việc xác định nghĩa vụ thuế cịn phải nộp và các khoản tiền phạt (nếu có) cho từng đối tượng; đồng thời phải áp dụng ngay các biện pháp quản lý và xử lý thích hợp. Vì vậy, cần phải tăng cường các biện pháp theo dõi, thu hồi và cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo hướng chuyên trách, đảm bảo tính tuân thủ, nghiêm minh, chính xác và bao quát hết đối tượng.

Thứ sáu là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ đối tượng

nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Việc tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ đối tượng nộp thuế là một trong những nội dung của quản lý thuế. Tính khó khăn, phức tạp của việc xác định thuế đối với hàng hoá XK, NK là do quan hệ mua bán với nước ngồi, do đó cần phải có nghiệp vụ cần thiết mới có thể đưa ra kết quả đúng để kê khai, nộp thuế. Bên cạnh đó, do tính phứctạp của việc xác định nghĩa vụ thuế và lợi ích cục bộ của mình màđối tượng nộp thuế thường sử dụng các biện pháp nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế, kê khai và nộp thuế ở mức thấp hơn mức phải áp dụng. Như vậy việc kê khai sai có thể tồn tại cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan của người khai HQ. Cho nên để việc kê khai, nộp thuế được chính xác thì cơ quan HQcần đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế.

Lợi ích đạt được của giải pháp là:

- Phù hợp với cam kết và thông lệ quốc tế đã đặt ra yêu cầu phải đổi mới công tác quảnlý thuế trong lĩnh vực HQ.

- Mọi hoạt động quản lý HQ đều được công khai theo tính minh bạch, rõ ràng, có thể dự báo được dựa trên hệ thống thu thập, phân tích, xử lý và chia sẻ thông tin nghiệp vụ HQmột cách khoa học, nhất quán và đồng bộ.

-Đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất cao ở cấp Tổng cục trong khi vẫn phân cấp, phân quyền cho cấp dưới, tạo nên sự chủ động cho các cấp thực hiện và vẫn kiểm sốt được cơng việc nội bộ ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa hoạt động hải quan tại cục hải quan đồng nai (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)