- Các biểu mẫu, báo cáo
c) Đối với Ngân hàng:
3.3.2.5. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: *Đào tạo và tuyển dụng CBCC:
*Đào tạo và tuyển dụng CBCC:
Tuyển dụng CBCC trẻ để kế thừa những cán bộ đã lớn tuổi, sắp về hưu hoặc đã về hưu và để bố trí vào những bộ phận phát sinh công việc nhiều nhưng còn thiếu cán bộ là một trong những mục tiêu quan trọng mà Cục Hải quan Đồng Nai đã và đang thực hiện hàng năm. Tuy nhiên một điều nghịch lý là không thể tuyển dụng đủ số lượng công chức được cho phép tuyển hàng năm. Một số lĩnh vực đòi hỏi
chuyên môn cao như: CNTT, ngoại thương, tài chính, kế tốn lại khó tuyển dụng (mặc dù thi tuyển cơng khai), điều này có ngun do một phần là chế độ tiền lương trong ngành HQ còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của cá nhân, một phần là do yêu cầu tuyển dụng quá cao (phải tốt nghiệp hệ chính quy; Anh văn, vi tính phải tối thiểu chứng chỉ B, lý lịch phải rõ ràng,…), phần khác là do hiện nay một số ngành khác có mơi trường làm việc và thu nhập rất hấp dẫn (Cơng ty chứng khốn, ngân hàng, công ty kinh doanh bất động sản…) đã thu hút những sinh viên mới ra trường vào làm việc, hoặc đối với những sinh viên có học lực khá trở lên đã được các công ty đặt trước, cho nên việc tuyển dụng những sinh viên trong lĩnh vực chuyên môn này những năm gần đây là rất khó khăn. Trong khi chỉ tiêu tuyển dụng cho phép hàng năm từ 15 đến 20 công chức nhưng ứng cử viên nộp đơn chưa đủ chỉ tiêu cho phép. Vài năm gần đây, do yêu cầu thành lập Chi cục Hải quan mới nên đa số cán bộ được tuyển dụng cho Chi cục là công chức đã từng làm việc trong các cơ quan, ban ngành, có đủ tiêu chuẩn quy định được chuyển sang phục vụ cho ngành HQ.
Ngược lại có những sinh viên nộp đơn tuyển dụng không đúng ngành nghề chuyên môn cần tuyển, không đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu nên hội đồng sơ tuyển đành phải loại những hồ sơ này ngay từ vòng sơ tuyển.
Một vấn đề khác nữa là cácứng cử viên khi nộp đơn thi tuyển công chức lại không tập trung ôn thi hoặc nếu có cũng chiếu lệ, qua loa và thường là chủ quan (mặc dù khi qua vòng sơ tuyển, các ứng viên đãđược cung cấp tài liệu ơn thi)
Đây là một trong những khó khăn của ngành HQ nói chung và Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng.
Để giải quyết tình trạng khó khăn như trên, cần có những giải pháp như sau:
- Thứ nhất:cần có chính sách tiền tiền lương hợp lý, ổn định để giúp những
cán bộ được tuyển dụng an tâm công tác, phục vụ lâu dài cho ngành Hải quan nói chung và Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng.
- Thứ hai:có những ưu đãi hợp lý đối với từng công việc chun mơn đặc
- Thứ ba:cần phải có định hướng lâu dài về công tác thu hút nguồn nhân lực, cụ thể là phải làm việc với các trường Đại học có chuyên ngành cần tuyển để họ giới thiệu những sinh viên có học lực khá, giỏi ngay từ năm thứ ba, thứ tư của bậc Đại học.
- Thứ tư: cần quan tâm, khuyến khích những cán bộ công chức mới tuyển
dụng khả năng sáng tạo đóng góp cho ngành, đồng thời tạo điều kiện để những cán bộ trẻ có thể học tập nâng cao trình độ hơn nữa (học cao học trong và ngoài nước, học thêm một chuyên ngành thứ hai,…).
- Thứ năm: tiếp tục quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại những cán
bộ chưa đủ chuẩn, khuyến khích họ học tập ngồi giờ hành chính.
* Bố trí sử dụng cán bộ cơng chức:
- Thứ nhất:bố trí sử dụng cán bộ một cách hợp lý, tránh trường hợp sử dụng
khơng đúng trìnhđộ chun mơn.
- Thứ hai: ln chuyển cán bộ phải tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng,
lắng nghe ý kiến của cán bộ để tư tưởng được thơng suốt. Việc ln chuyển phải có thời gian nhất định.
- Thứ ba: cần có chính sách hỗ trợ hoặc ưu đãi hợp lý đối với từng công việc
chuyên môn đặc thù để thu hút chất xám, người có trìnhđộ chuyên môn cao.
- Thứ tư: thay thế việc luân chuyển theo định kỳ bằng việc sử dụng chuyên
sâu. Tất cả các vị trí cơng tác đều phải thi tuyển cơng khai theo những tiêu chuẩn quy định bắt buộc, ai cũng có thể tham gia.
- Thứ năm:có biện phápkỷ luật nghiêm khắc đối với các trường hợp cán bộ
công chức sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành cũng như của đơn vị, tuỳ trường hợp sai phạm mà có thể đưa ra mức kỷ luật nặng nhẹ, nếu sai phạm nghiêm trọng cần thiết phải sa thải khỏi ngành.
* Tiền lương và các chính sách ưu đãi:
Hiện nay tiền lương của cán bộ cơng chức trong tồn ngành HQ nói chung và Hải quan Đồng Nai nói riêng là thấp. Tiền lương thấp kéo theo hiện tượng có một số CBCC có biểu hiện sách nhiễu, tiêu cực.
Từ năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2005/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm khốn biên chế và kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005 – 2007 và Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg ngày 20/04/2009 về việc ban hành cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành HQ năm 2009 và năm 2010. Theo đó, mức chi tiền lương bình quân tồn ngành khơng vượt q 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với CBCC, viên chức do Nhà nước quy định. Căn cứ vào quy định trên, Tổng cục Hải quan cũng đã khốn biên chế và kinh phí hoạt động cho từng đơn vị trực thuộc và Cục Hải quan Đồng Nai cũng đã thực hiện việc khoán như trên. Từ năm 2005 đến nay Cục Hải quan Đồng Nai đã ra sức tiết kiệm chi tiêu để có dơi dư kinh phí khốn, tăng thêm thu nhập cho CBCC.
Ngoài ra ngành HQ cịn có một số khoản hỗ trợ hàng tháng cho CBCC đang làm việc trong một số bộ phận đặc thù, thường xuyên tiếp xúc với độc hại như: phụ cấp lưu trữ hồ sơ, sử dụng máy vi tính, máy soi (sử dụng tia X), kiểm soát hải quan,…số tiền từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tìm hiểu về tiền lương của ngành Hải quan một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia,…) mức tiền lương trung bình của một nhân viên HQ là từ 8.000 USD đến 15.000 USD/tháng. Từ đó mới thấy mức tiền lương ngành HQ của ta là quá thấp so với các nước trong khu vực (chứ chưa so sánh với các nước trong khu vực châu Á, Âu,…).
Với mức tiền lương, phụ cấp như trên so với mặt bằng giá cả ngày một leo thang như hiện nay thì sẽ khơng đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu cho các nhân chứ chưa tính đến chuyện chăm lo đời sống cho gia đình. Chính vì thế, một bộ phận nhỏ CBCC bất chấp những quy định của ngành, của pháp luật đã có những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Ngành, của Cục.
Để giải quyết những bất hợp lý về vấn đề tiền lương nêu trên, cần có những giải pháp như sau:
- Thứ nhất:cần phải cải cách chính sách tiền lương đối với đội ngũ CBCC
thanh lọc, sắp xếp lại đội ngũ CBCC đủ tiêu chuẩn thì tiếp tục làm việc, những cán bộ không đủ chuẩn nhưng đã quá tuổi để đào tạo lại thì nên khuyến khích họ nghỉ theo chính sách. Tinh giản bộ máy gọn nhẹ, từ đó ngân sách Nhà nước mới có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách tiền lương trong gian đoạn từ nay đến năm 2015.
- Thứ hai:cần xem xét lại việc khoán quỹ lương theo biên chế và kinh phí
hoạt động của Ngành, cũng như của các đơn vị trực thuộc, vì là Ngành “nhạy cảm” nên cần khốn quỹ lương và kinh phí hoạt động tương đối hơn so với một số Ngành khác, đồng thời nâng mức chi bình qn tiền lương tồn Ngành lên từ 2,5 đến 03 lần (Hiện nay theo quy định là không quá 1,8 lần).