2.2 Đánh giá khả năng thanh khoản ngânhàng thương mại Việt Nam trong thờ
2.2.1 Đánh giá về khả năng quản lý thanh khoản của các NHTM:
Nhìn chung, tính đến nay, lịch sử các NHTM chưa có khủng hoảng nợ, danh
mục tài sản nhìn chung là lành mạnh, khơng có sản phẩm dịch vụ độc hại như thị trường tài chính Mỹ hay ở một số quốc gia phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn
khoản của mình dẫn đến những khó khăn lớn vào những cao trào xoay chuyển của thị trường. Cụ thể như sau:
- Hầu hết các NHTM đều khơng có hoặc có nhưng rất ít trái phiếu Chính phủ trong danh mục tài sản của mình. Theo ước tính của Fitch thì tỷ trọng trái phiếu
chính phủ trong tổng tài sản ngân hàng không quá 10%.
“Lý do đơn giản là họ rất tham lam vì cho rằng duy trì trái phiếu Chính phủ thì lợi nhuận thấp, trong khi sử dụng đồng vốn đó cho vay thì lợi nhuận cao
hơn”, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
chia sẻ.
Hơn nữa, khơng ít cổ đơng phất lên từ buôn bán bất động sản, xe máy,
ôtô, sắt thép… nhờ tích lũy được nguồn vốn nên khi nhảy sang kinh doanh
ngân hàng cũng với quan niệm “kinh doanh ngân hàng cũng thế cả” nên đã đòi
hỏi lợi nhuận quá mức đối với ban điều hành, ngược lại ban điều hành cũng muốn lấy thành tích với cổ đông, nên cố bằng mọi cách đẩy lợi nhuận lên cao. Từ đó, họ chọn những danh mục đầu tư rủi ro cao nhưng đem lại tỷ suất sinh lời cao và ngược lại, những tài sản lợi nhuận bền vững nhưng rủi ro thấp thì bị bỏ qua. Dường như họ quan tâm quá nhiều đến lợi ích ngắn hạn mà khơng nghĩ
rằng, trái phiếu Chính phủ, ngồi việc đem lại lợi nhuận, thì chúng cịn trở thành vật cầm cố nơi NHNN để bù đắp thanh khoản khi cần thiết.
- Cơng tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Các NHTM Việt Nam cịn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà
nước, trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an tồn cịn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
Tính cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ thị trường nào, cũng là yếu tố khách quan giúp cho các NHTM không ngừng phấn đấu và tự cải thiện.
Tuy nhiên, đôi lúc sự cạnh tranh đó lại tạo ra hiện tượng khơng lành mạnh, các
NHTM cạnh tranh bằng cách nào? Hiện nay chủ yếu vẫn là lãi suất, họ không biết rằng khi đẩy lãi suất lên cao như vậy lại tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất”, khách hàng cứ rút tiền chuyển từ NHTM này sang NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của
toàn hệ thống. Như vậy, các NHTM đã quên một bài học rằng, bên cạnh việc cạnh tranh nhau, tính liên kết cũng luôn cần thiết để đảm bảo khả năng thanh
khoản được “an toàn”.