Tái cơ cấu hệ thống NHTM với trọng tâm nâng cao năng lực thanh khoản:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 76)

3.2 Đối với Ngânhàngnhà nước:

3.2.4 Tái cơ cấu hệ thống NHTM với trọng tâm nâng cao năng lực thanh khoản:

Thực hiện tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam với trọng tâm nâng cao năng lực thanh khoản của hệ thống cần một giai đoạn từ 5 đến 10 năm. Trước mắt trong năm 2013, NHNN nên thực hiện một số biện pháp cụ thể sau để làm tiền đề cho các năm tiếp theo của quá trình tái cơ cấu:

3.2.4.1 Bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và hệ thống:

Bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và hệ thống các NHTM theo đúng tinh thần của Đề án “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2015” của NHNN. Thứ nhất, NHNN tái cấp vốn kịp thời đối

với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời theo quy định của Luật NHNN để

bảo đảm khả năng chi trả của từng NHTM và toàn bộ hệ thống các NHTM, đồng

thời bảo đảm chu chuyển vốn bình thường trên thị trường tài chính và đáp ứng nhu cầu vốn, phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Thứ hai, cho phép NHTM mất khả năng chi trả phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu dài hạn đề tạo điều kiện cho các NHTM này tăng vốn cấp 2 và có nguồn vốn dài hạn cơ cấu lại tài chính, hoạt

động. Thứ ba, NHTM được NHNN tái cấp vốn phải tập trung thu hồi vốn đầu tư,

cho vay để trả nợ NHNN và thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn, đồng thời củng cố thanh khoản của NHTM. Đồng thời, thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với NHTM được NHNN tái cấp vốn. Thứ tư, các NHTM được NHNN tái cấp vốn chịu sự giám sát của NHNN về tài chính, hoạt động và việc sử dụng vốn vay của NHNN. Thứ năm, NHNN tăng cường giám sát thị trường tiền tệ để kịp thời phát hiện

NHTM thừa hoặc thiếu thanh khoản nhằm kết nối các nhu cầu vay mượn ngắn hạn giữa các NHTM, giảm bớt nhu cầu vay tái cấp vốn từ NHNN; chỉ định NHTM lành mạnh, thừa thanh khoản cho vay đối với NHTM tạm thời thiếu hụt thanh khoản. Thứ sáu, NHTM vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an tồn cho hệ thống ngân hàng được NHNN áp dụng một hoặc một số biện pháp xử lý đặc biệt như đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của NHTM; sáp

nhập, hợp nhất, giải thể NHTM; yêu cầu NHTM phải chuyển nhượng vốn điều lệ

hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhượng cổ phần để thực hiện các giải pháp cơ cấu lại…

3.2.4.2 Hoàn thiện hoạt động thị trường tài chính:

Khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, để các ngân hàng thương mại dễ dàng huy động

vốn tăng năng lực tài chính.

Tổ chức nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để đưa các công cụ phái sinh

(như ABCP, MBS) vào hoạt động thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn để tạo khả năng thanh khoản cao hơn và nâng cao ngưỡng an toàn tỉ lệ LLSS cho các NHTM vượt qua những cú sốc thanh khoản đơn lẻ. Đồng thời, cũng cần xây dựng

cơ chế quản lý và thanh tra quá trình sử dụng các công cụ trên của NHTM để giảm tối đa rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng vừa qua.

3.2.5 Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động khơng nên bỏ mà cần phải thay thế bằng tỉ lệ LLSS trong thông tư 13:

Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010. Đây được coi là

một khung pháp lý tiến bộ nhất từ trước cho đến nay về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động LDR

(loan to deposit ratio) được xem là một thước đo thanh khoản nhận được nhiều quan tâm nhất. Tuy nhiên, thông tư 22 ngày 30/08/2011 hiệu lực ngày 09/09/2011 đã bỏ tỉ lệ cấp tín dụng này. Tỉ lệ LDR đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi – biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi. Một sự gia tăng tỉ lệ này cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng

muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Mặc dù, một tỉ lệ LDR cao chưa bao giờ được lượng hóa,

nhưng nó là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho vay, việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.

Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định. Trước hết, nó khơng cung cấp thơng tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay. Việc đánh giá tính thanh khoản của một khoản cho vay địi hỏi phải có thơng tin về thời gian

đáo hạn trung bình của nó; khoản cho vay này được trả dần hay trả một lần và

những thơng tin về hồ sơ tín dụng của người vay. Hai ngân hàng có cơ sở tiền gửi và tỉ lệ LDR như nhau có thể có tính thanh khoản rất khác nhau nếu một ngân hàng có các khoản vay có tính khả mại cao, trong khi, ngân hàng kia có nhiều khoản vay rủi ro, các khoản vay dài hạn. Điều tương tự cũng đúng đối với cơ sở tiền gửi ngân hàng. Một số khoản mục tiền gửi như tiền gửi kỳ hạn có thời hạn dài sẽ có tính ổn

định hơn các khoản mục khác, nên rủi ro rút tiền gửi cũng sẽ nhỏ hơn. Thứ hai, tỉ lệ

LDR không cho ta một ý niệm gì liên quan đến bản chất của các tài sản “Có” nằm ngồi các khoản mục cho vay. Một ngân hàng có thể có 20% tiền gửi được đầu tư

vào chứng khốn chính phủ ngắn hạn, ngân quỹ; trong khi, một ngân hàng khác có thể có cùng tỉ lệ như thế đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cả hai ngân hàng này có thể có cùng tỉ lệ LDR như nhau. Rõ ràng hai ngân hàng này sẽ khơng có cùng chung một thước đo về thanh khoản. Từ những hạn chế trên, thiết

nghĩ NHNN cần xem xét bổ sung tỉ lệ LLSS như là thước đo thanh khoản mới thay cho tỉ lệ LDR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)