Hiện đại hoá hệ thống thông tin báo cáo và tăng cường khả năng giám sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

3.2 Đối với Ngânhàngnhà nước:

3.2.8 Hiện đại hoá hệ thống thông tin báo cáo và tăng cường khả năng giám sát:

3.2.8.1 Hiện đại hố hệ thống thơng tin:

NHTW cần hiện đại hố hệ thống báo cáo số liệu tài chính ngân hàng, các báo cáo thanh khoản của từng ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả kiểm soát và nắm bắt được tình hình thanh khoản của tồn bộ hệ thống một cách chính xác để có quyết sách điều hành chính xác kịp thời. Chẳng hạn xây dựng hệ thống kiểm tra thanh toán liên ngân hàng, hay hệ thống báo cáo giao dịch liên ngân hàng theo một tiêu chuẩn nhất định để tập hợp được thanh khoản của tồn thị trường nhằm cung

cấp thơng tin cho thị trường (toàn bộ giao dịch của các NHTM sẽ báo cáo theo một chuẩn nhất định từ nó NHNN sẽ thống kê được trạng thái của toàn hệ thống là bao

nhiêu). Thông tin cung cấp từ NHTW là một thông tin quý giá khi mà những nhận xét của NHTW về tình hình thanh khoản của thị trường chính xác.

Xây dựng hệ thống tương tác thông tin giữa NHNN và các NHTM Cổ Phần, một khi hệ thống thông tin về tình hình vốn, tình hình thanh khoản tốt giữa các ngân hàng thì lúc đó mới tránh được những thiệt hại khơng đáng có xảy ra cho nền kinh tế. Theo ông Riedel-Giáo sư của trường ĐH Johns Hopkins cho rằng: “ thiếu nghiên cứu và bất đối xứng thông tin là một thứ thuế có hại, người trả là phần lớn cư dân,

Bảo đảm khả năng bình đẳng trong tiếp cận, tính đầy đủ và khoa học của thông tin là yêu cầu và nhiệm vụ của hệ thống truyền thơng và giới báo chí.

Bằng việc ban hành thông tư 21 của thống đốc NHNN ngày 08/10/2010, quy

định báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN và quyết

định số 1747/2005/QĐ-NHNN. Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày

01/07/2011 đã giúp cho NHNN nắm bắt tốt tình hình thanh khoản của các ngân

hàng từ đó có quyết định can thiệp, điều chỉnh thị trường tốt hơn.

3.2.8.2 Tăng cường khả năng giám sát:

Nhìn lại khủng hoảng tài chính Mỹ vừa qua giúp ta nhìn ra rằng một khi vai trị giám sát bị bỏ qua thì với sự tinh vi của thị trường sẽ tạo ra những sản phẩm, những rủi ro tiềm ẩn. Mà rủi ro thì khơng từ bỏ hay né tránh một quốc gia nào.

Ngày nay chúng ta đã có sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin nên việc thực thi vai trị giám sát sẽ rất thuận lợi khi mà NHNN “ hiện đại” hơn trong sử dụng tin học hoá để quản trị các ngân hàng (khi mà ý thức chấp hành luật pháp của NHTM chưa cao thì buộc NHNN phải gia tăng khả năng giám sát). Khả năng giám sát của NHTW đóng vai trị rất quan trọng trong sự ổn định của thị trường tài chính. Việc

phân bổ, điều hành các nguồn lực, công cụ và thực thi các cơng cụ của mình một cách hiệu quả sẽ đảm bảo cho thị trường vận hành một cách nghiêm túc hơn và ổn

định hơn khi mà sự giám sát được thực hiện tốt hơn.

Tuy các quy định báo cáo theo thông tư 21 thực hiện hằng ngày, ba kỳ trong tháng, báo cáo tháng, báo cáo quý nhưng sự giám sát và thanh tra thực tế cần được tổ chức và nên tổ chức thường xuyên hơn để phát hiện những sai phạm của các ngân hàng như trong việc đảm bảo lãi suất huy động, tỷ giá…

Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh khoản một cách

độc lập. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hệ thống hiệu

quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan giám sát

cũng cần được cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách đầy đủ và kịp thời

để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và đảm bảo là ngân hàng có các kế hoạch dự

phịng về khả năng thanh khoản đầy đủ.

Trong việc thực hiện đánh giá độc lập về các chiến lược, chính sách, quy trình và thơng lệ của ngân hàng, các cơ quan giám sát cần xem xét tính hiệu quả của việc quản lý yêu cầu cấp vốn ròng của ngân hàng trong những tình huống khác nhau. Vì hội đồng quản trị và các cán bộ quản lý cao cấp chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc quản lý rủi ro thanh khoản nên các cơ quan giám sát cần xác định những đối tượng này có tham gia tích cực vào q trình quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng hay khơng và họ có nhận được những thông tin chi tiết và kịp thời để có thể hiểu và

đánh giá được rủi ro thanh khoản của ngân hàng hay không.

Các cơ quan giám sát cũng cần đánh giá tính hiệu quả của ngân hàng trong việc đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản bằng cách xem xét các kỹ thuật và các giả thiết cơ bản trong việc ước tính yêu cầu cấp vốn ròng trong tương lai. Về vấn đề này, các cơ quan giám sát cần xem xét tính hợp lý của các tình huống dạng “nếu thì”. Các cơ quan giám sát cần đảm bảo là các cán bộ quản lý cao cấp của ngân

hàng đang xem xét sự đúng đắn của những giả thiết chủ chốt trong điều kiện thị

trường hiện tại và trong tương lai. Các cơ quan giám sát có thể thấy việc sử dụng các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro thanh khoản là hữu ích. Thơng thường, những tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về giám sát những giới hạn và tỷ lệ nhất định. Các cơ quan giám sát cũng có thể thấy hữu ích khi đưa ra các hướng dẫn chẳng hạn như về định nghĩa tài sản có tính thanh khoản cao, và xử lý các cam kết chưa thực hiện và các tài sản nợ ngoại bảng khác. Chỉ những tài sản có có tính thanh khoản cao

mới được đưa vào tính tốn các mức chênh lệch về thanh khoản hoặc các tỷ lệ đảm bảo an toàn.

Các cơ quan giám sát có thể xác minh là những hướng dẫn về khả năng thanh khoản này có được tuân thủ hàng ngày hay không. Một mẫu báo cáo giám sát được tiêu chuẩn hố có thể được sử dụng cho việc này. Mẫu báo cáo trên có thể được bổ sung bằng báo cáo quản lý. Những báo cáo này cần bao quát không chỉ việc tuân thủ của ngân hàng đối với các giới hạn ngắn hạn mà còn cung cấp cho cơ quan giám sát những thông tin đầy đủ để theo dõi khả năng thanh khoản của ngân hàng trong dài hạn.

Các cơ quan giám sát cần xem xét rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong mối quan hệ với mức vốn của nó. Để làm điều này, các cơ quan giám sát cần thu thập từ ngân hàng các thông tin đầy đủ và kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, cơ quan giám sát có thể yêu cầu ngân hàng có mức rủi ro thanh khoản cao phải có mức vốn cao hơn và cân đối lại các tài sản có và các hoạt động cấp vốn của mình để hạ mức rủi ro thanh khoản. Như một bộ phận của quá trình giám sát này, các cơ quan giám sát cũng có thể xem xét việc thực hiện các yêu cầu đối với những giới hạn hoặc tỷ lệ đảm bảo an toàn về thanh khoản nhất định.

Một khía cạnh quan trọng của quá trình quản lý rủi ro thanh khoản là một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả. Về vấn đề này, các cơ quan giám sát cần xem xét việc kiểm soát nội bộ của ngân hàng để đảm bảo là việc xem xét độc lập được thực hiện thường xuyên và những thay đổi hợp lý và kịp thời đối với việc kiểm soát nội bộ được thực hiện.

Các cơ quan giám sát cũng cần có kế hoạch dự phòng riêng để xử lý các vấn đề về thanh khoản tại các ngân hàng đơn lẻ cũng như là với toàn bộ thị trường. Để thực

thu thập những thơng tin chính xác và kịp thời từ các ngân hàng gặp khủng hoảng. Một ngân hàng cần liên hệ với với cơ quan giám sát của mình (ở nước sở tại hoặc ở nước của mình) và ngân hàng trung ương ngay khi phát hiện những vấn đề về thanh khoản phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)