bộ:
3.1.2.1 Hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ:
Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm sốt nội bộ đầy đủ cho quá trình
quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát. Các ngân hàng cần có hệ thống kiểm sốt nội bộ đủ mạnh để đảm bảo sự đúng đắn trong việc quản lý rủi ro thanh khoản của mình. Việc kiểm soát nội bộ đối với việc quản
chung của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ về quản lý rủi ro thanh khoản cần thúc đẩy những hoạt động có hiệu quả, các hệ thống báo cáo quản lý và báo cáo tài chính đều
đặn và đáng tin cậy và thúc đẩy việc tuân thủ các luật lệ, quy trình và các chính sách
của ngân hàng.
Một hệ thống kiểm soát nội bộ về rủi ro thanh khoản hiệu quả cần bao gồm:
Một mơi trường kiểm sốt mạnh;
Một quy trình đầy đủ cho việc xác định và đánh giá rủi ro thanh khoản;
Xây dựng các hoạt động kiểm sốt như các chính sách và quy trình;
Các hệ thống thơng tin đầy đủ; và
Xem xét thường xuyên về việc tn thủ các chính sách và quy trình được đưa ra.
Về các quy trình và chính sách kiểm sốt, cần chú ý tới những quy trình xét duyệt, các giới hạn và các cơ chế khác để đảm bảo là việc quản lý rủi ro thanh
khoản của ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra. Nhiều công việc cần làm để quản lý rủi ro tốt như đo lường rủi ro, theo dõi và kiểm soát là những khía cạnh chủ chốt
của một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả của ngân hàng. Các ngân hàng cần đảm bảo là mọi khía cạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ đều hiệu quả, kể cả những khía cạnh khơng trực tiếp là một bộ phận của quy trình quản lý rủi ro. Ngồi ra, một thành phần quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng đối với quá trình quản lý rủi ro thanh khoản là việc đánh giá và xem xét thường xuyên. Công
việc này bao gồm việc đảm bảo là các cán bộ làm theo đúng các chính sách, các quy trình đã đưa ra cũng như là các quy trình đưa ra thực sự hướng tới các mục tiêu đã
định. Việc xem xét và đánh giá như vậy cũng cần đề cập tới những thay đổi đáng kể
có thể tác động tới tính hiệu quả của việc kiểm soát. Các cán bộ quản lý cần đảm bảo là việc xem xét và đánh giá được thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ độc lập với bộ phận được đánh giá. Khi đã có những thay đổi hoặc cải tiến đối với hệ
cải tiến này được thực hiện kịp thời. Cho dù tất cả quy trình xây dựng các giới hạn và việc thực hiện chúng có thể khác nhau giữa các ngân hàng nhưng việc xem xét
định kỳ cần được thực hiện để xác định liệu ngân hàng có tuân thủ các chính sách
và quy trình đưa ra hay khơng. Các trạng thái vượt quá những giới hạn cho phép cần
được các cán bộ có thẩm quyền chú ý kịp thời của và phải được chấn chỉnh theo các
quy trình được đưa trong các chính sách đã được duyệt. Việc xem xét định kỳ quá trình quản lý khả năng thanh khoản cũng cần đề cập tới những thay đổi đáng kể về bản chất của các công cụ, các giới hạn hạn và các biện pháp kiểm soát đã diễn ra từ sau lần xem xét trước đó. Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng cần xem xét định kỳ qui trình quản lý khả năng thanh khoản để xác định những vấn đề hoặc những điểm yếu của qui trình này. Sau đó, những vấn đề được phát hiện cần được xem xét bởi các
cán bộ quản lý một cách kịp thời và hiệu quả.
Cần thiết phải xem Quản trị rủi ro thanh khoản là một ưu tiên hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban
điều hành, nâng cao năng lực hoạch định và dự báo để có kế hoạch chủ động đối
phó kịp thời.
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp và các cá nhân. Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro lớn, có thể dẫn tới việc người gửi tiền ở
ngân hàng hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền ở ngân hàng, làm cho
không chỉ ngân hàng gặp rủi ro mà cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế - xã hội mất ổn định. Bởi vậy, tiếp tục bổ sung, điều chỉnh chính sách, xây dựng, hồn thiện các quy trình quản trị rủi ro, hịan thiện tổ chức và hoạt động kiểm tra
kiểm soát nội bộ ở các NHTM là các vấn đề cần phải được chú trọng, để tạo niềm tin cho khách hàng, công chúng trong bối cảnh hiện nay.
Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng, hệ thống phê duyệt và kiểm sốt tín dụng.
dụng trên thế giới để tạo công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng đúng đắn.
Tiếp tục cải tiến các mơ hình quản trị rủi ro thị trường (hệ thống theo dõi và kiểm soát thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối) theo hướng tiên tiến và hiện đại. Hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, quản trị rủi ro, ứng dụng công nghệ, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro hiện đại đảm bảo đưa ra những quyết sách điều hành phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp, nhanh nhạy, chi phí thấp và hiệu quả cao.
Đi liền với quản trị rủi ro là hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Hệ thống này của Ngân hàng cần bảo đảm mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu
quả. Cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ khơng chỉ dừng ở cơng tác hậu kiểm, dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra, phát hiện những sai phạm đã phát sinh, mà cần nâng cao khả năng phát hiện, ngăn ngừa và quản trị rủi ro. Ngoài ra cần nâng cao vai trị của Bộ phận kiểm tốn nội bộ, thực hiện đánh giá độc lập về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống
kiểm tra, kiểm sốt nội bộ ở NHTM.
3.1.2.2 Hồn thiện mơ hình quản trị thanh khoản nội bộ:
Trong hồn thiện mơ hình quản trị thanh khoản này NHTM Cổ phần phải làm những việc như: thiết lập các nguyên tắc quản lý và sử dụng nguồn vốn, các quy trình điều chuyển vốn, các quy định về định lượng, đo lường khả năng thanh khoản phù hợp với yêu cầu của NHNN, tổ chức về nhân sự, cách thức vận hành cũng như
định nghĩa vị trí và vai trị của bộ phận quản trị vốn. Xây dựng các chỉ tiêu đo lường
rủi ro. Thành lập ban kiểm soát độc lập để kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện các chính sách quản trị thanh khoản nội bộ và theo yêu cầu của NHNN.
Phân cơng cơng tác Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tình hình thanh khoản của ngân hàng. Các báo cáo thuộc bộ phận này phải
Liabilities Committee). Bộ phận này ra đời từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên nó mới chỉ bắt đầu ở Việt Nam trong thời gian gần đây và đi đầu là NHTM ACB triển khai áp dụng xây dựng hội đồng ALCO trong bộ máy quản trị của mình. Nhiệm vụ của bộ phận này là gì? Hội đồng ALCO sẽ hổ trợ và nâng cao năng lực điều hành của
nhà quản trị ngân hàng, bộ phận quản lý tài sản nợ và tài sản có này có trách nhiệm theo dõi và quản lý các danh mục trong bảng tổng kết tài sản, quản lý khả năng thanh toán và các rủi ro thị trường ( rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…). Đặc biệt bộ phận này còn làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin, quản trị thơng tin để cung cấp cho cán bộ tín dụng khi họ có nhu cầu như: thơng tin về khách hàng, thơng tin về thị trường,…. Bên cạnh đó, bộ phận này còn liên kết các hoạt động, các quyết định của các phòng nghiệp vụ giúp ban điều hành ngân hàng nắm được tổng thể và nhìn nhận bao quát hơn các hoạt động của ngân hàng.
Như vậy bộ phận nguồn vốn là trung tâm điều hoà và chịu trách nhiệm thanh khoản vốn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tại đây mọi nguồn vốn của ngân hàng
được tập trung quản lý và điều hoà cho toàn hệ thống ngân hàng. Chúng ta xem
Hình 3.1 để hình dung khái qt vị trí của phòng nguồn vốn – quản trị thanh khoản trong ngân hàng.
Hình 3.1. Vị trí của bộ phận quản trị thanh khoản ở Ngân hàng
(nguồn tham khảo từ tạp chí ngân hàng)