Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nước đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhưng hướng dẫn về dự
phịng thường khơng rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hướng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một
cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hỗn cơng nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phịng đầy đủ để cho những
khoản vay có thể bị tổn thất. Hiện nay, phần lớn các ngân hàng thương mại thực hiện phân loại nợ, trích dự phịng rủi ro theo Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt
động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Các nội dung của Quyết định trên nhìn
chung đã tiếp cận được với cách phân loại nợ và trích lập dự phịng của các ngân
hàng trên thế giới. Việc thực hiện Quyết định này đã giúp các ngân hàng thương
mại đánh giá đúng, trung thực hơn chất lượng các khoản tín dụng; từ đó, trích lập
khuyết điểm và hạn chế. Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013, có hiệu lực từ ngày 01/06/2013 buộc các ngân hàng phải tăng trích lập dự phịng tài chính trong năm nay, được xem là động thái cần thiết để tăng cường ổn định ngân hàng và giảm nợ xấu.
Các ngân hàng Việt Nam cần một danh mục tài sản dự phịng an tồn hơn, tránh hiện tượng chạy theo lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi quá cao như thời gian vừa qua. Cũng không nên tồn tại quan niệm “trông chờ vào NHNN” khi có các sự cố về thanh khoản xảy ra, vì chính những lúc đó, nếu NHNN bơm vào thị trường tính thanh khoản tăng thêm qua các kênh trung gian sẽ càng làm cho thị trường thêm méo mó và mọi việc có thể sẽ càng tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao
các NHTM nên hỗ trợ nhau, trước khi gõ cửa NHNN, và lý do tại sao chúng ta gọi NHNN là “người cho vay cuối cùng”.