Thứ nhất, cần cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là công việc
hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng
cần cân nhắc giữa an toàn thanh khoản và sinh lời. Cụ thể là, các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. NHTM nên thường xuyên đánh giá tỉ lệ LLSS của ngành và bản thân để không vượt quá khả năng chịu đựng thanh khoản của ngành.
Thứ hai, cần đa dạng hóa nguồn huy động và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực
nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản. Các ngân hàng cần ưu
tiên đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá cho nghiệp vụ huy động vì các loại giấy tờ
này đảm bảo cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định và không biến động thường
xuyên như tiền gửi thông thường, duy trì quan hệ tốt với các khách hàng lớn. Ngoài ra, các ngân hàng đều phải nghiêm túc thực hiện các qui định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản của NHNN cụ thể là duy trì một tỷ lệ dự trữ bao gồm: tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản khác có tính lỏng cao. Làm như vậy sẽ giúp các ngân hàng đảm bảo duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối
phó với các dòng tiền đi ra. Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ
giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản, vừa có thu nhập hợp lý nghĩa là NHTM phải biết lựa chọn tỉ lệ LLSS ở mức nào cho phù hợp với điều
Thứ ba, các NHTM cần thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro. Trước hết, các
ngân hàng cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường. Cùng với đó, các NHTM cũng cần có cách giải quyết khoa học để khơng xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ cạnh tranh khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn khơng chịu trả nợ vay, vì e ngại sau khi trả, họ sẽ rất khó vay lại từ ngân hàng hoặc cũng có thể do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu làm cho nền kinh tế đình trệ, làm giảm khả năng trả nợ đúng hạn của cá nhân và doanh nghiệp. Một khi khả năng trả nợ của họ giảm thì kéo theo thanh khoản trên thị trường tín dụng của các NHTM giảm, lạm phát do sốc cung buộc lãi suất huy động của NHTM trên thị trường I tăng điều này khiến lãi suất cho vay tăng cao dẫn đến doanh nghiệp và cá nhân khơng tiếp cận được vốn
khi họ có nhu cầu, đây chính là “ vịng luẩn quẩn” thực tế xảy ra hiện nay. Chính
điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Thứ tư, các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Việc chăm sóc tốt sẽ giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng, đồng thời có thể xác định được trước thời hạn và số tiền mà khách hàng sẽ rút. Như vậy, các ngân
hàng sẽ chủ động hơn trong công tác huy động nguồn vốn. Hiện nay các đặc tính
sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa
cho khách hàng.
Thứ năm, các NHTM cần phải tăng cường năng lực tài chính bằng cách khẩn
trương chủ động tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn nội bộ để chủ
động vượt qua cú sốc thanh khoản đơn lẻ cũng như hệ thống. Các ngân hàng nên
không ngừng tăng vốn nội bộ để đảm bảo thanh khoản, nâng cao tín nhiệm với mục
đích cuối cùng là đạt lợi nhuận cao và đáp ứng vốn cho nền kinh tế. NHTM không
hiện các nghiệp vụ M&A phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với ngân hàng thương mại Nhà nước, cần đẩy nhanh q trình cổ phần hố nhằm thu hút thêm vốn,
đổi mới hình thức sở hữu, phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động
nhằm làm nền tảng để duy trì sự ổn định và phát triển của cả hệ thống. Ngoài ra, cần nâng cao tính thanh khoản cho nguồn vốn chủ sở hữu thông qua việc đầu tư, sử
dụng có hiệu quả nguồn vốn. Như việc đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao. Việc đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp là một trong những
nguyên nhân làm cho tính thanh khoản của vốn chủ sở hữu giảm đi. Và khi tính
thanh khoản của nguồn vốn chủ sở hữu lớn còn là điều kiện để ngân hàng phát triển các mãng dịch vụ, các sản phẩm mới, hiện đại hóa cơng nghệ nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn khi thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Sự thuận lợi của một ngân hàng có nguồn vốn lớn cịn có thể hiện qua việc gia tăng lịng tin của khách hàng từ đó gia tăng được các khoản tiền gửi nhằm giúp cho nguồn vốn huy động được dồi dào hơn. Do vậy các NHTM Cổ phần cần có sự
chuẩn bị để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu càng nhanh càng tốt để hoạt động ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.