Đánh giá về khả năng thanh khoản của NHTM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 45)

2.2 Đánh giá khả năng thanh khoản ngânhàng thương mại Việt Nam trong thờ

2.2.2 Đánh giá về khả năng thanh khoản của NHTM:

(i) Thị trường huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế sụt giảm so với các năm trước:

Đối với toàn bộ thị trường, lượng tiền gửi huy động đã suy giảm nhanh chóng. Theo NHNN, số dư tiền gửi của khách hàng tại các NHTM tháng 10/2011 giảm 0,74% so với tháng 9, còn tháng 9 giảm 1,07% so với tháng 8 và giảm mạnh nhất là tiền gửi VND. Đến cuối tháng 10/2011, huy động thị trường I đạt 2.819,6 nghìn tỷ

đồng, chỉ tăng 8,4% so cuối năm 2010 (bình quân tháng tăng 0,84%; trong khi mức

bình quân tháng của năm 2010 là 3,1%). Tính từ thời điểm tháng 3/2011 khi Thông tư 07 được ban hành, số dư tiền gửi của khu vực ngân hàng giảm trong 2 tháng kế tiếp đó (tháng 3 và 4/2011). Sau đó, tỷ lệ này tăng trở lại với biên độ không ổn định.

Đáng chú ý là tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại NHTM đã giảm mạnh trong

năm 2011, dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển tiền tệ của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó, chính sách trần lãi suất huy động VND ở mức 14% đã gây ra sự suy giảm nguồn

vốn huy động tiền gửi từ dân cư, đồng thời khuyến khích sự tích lũy “đóng băng” dưới các dạng tài sản khác (chủ yếu là vàng, ngoại tệ, bất động sản...) của dân

chúng. Điều này làm trầm trọng hóa vấn đề vàng hóa và đơ la hóa, vốn tồn tại cố

biến động trong tháng 9 khi nhu cầu tích trữ của người dân tăng mạnh khiến NHNN phải cho phép nhập vàng nhằm bình ổn thị trường.

(ii) Các “đối phó” với chính sách nhằm đảm bảo thanh khoản:

Cuộc đua lãi suất giữa các NHTM những tháng cuối năm 2010 vẫn được tiếp

tục trong năm 2011 với lãi suất huy động phổ biến ở mức 14-16%, bất chấp đồng thuận lãi suất của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng. Lãi suất huy động VND có kỳ hạn tháng 2/2011 vẫn ở mức 14%/năm, nhưng lãi suất huy động không kỳ hạn

đã tăng từ 3%/năm lên 8-9%/năm, thậm chí Seabank đưa ra sản phẩm có lãi suất

khơng kỳ hạn lên 12%/năm. Nhằm hạn chế cuộc đua lãi suất và kéo hạ lãi suất cho vay, NHNN ban hành Thông tư 02/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND của các NHTM bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức khơng vượt quá 14%/năm, riêng các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không vượt quá 14,5%/năm. Đồng thời, NHNN ban hành Thông tư 09/2011/TT-

NHNN áp dụng từ 13/4/2011 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng

USD của NHTM là 1,0%/năm (giữ nguyên so với mức cũ) và đối với cá nhân là 3,0%/năm (trước đó các NHTM huy động lãi suất USD từ 5- 6%/năm).

Tuy nhiên, việc tăng giá xăng dầu 2 lần, vào ngày 24/2/2011 và 29/3/2011, và tăng giá điện bình quân 15,28% so với mức áp dụng năm 2010 kể từ 01/3/2011, đã khiến kỳ vọng lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng tăng giá mạnh do tác động của tăng giá thế giới cũng như nguồn cung trong nước thiếu hụt, đã gây áp lực gia tăng lớn đến lạm phát. Các NHTM đã thực hiện các biện pháp “lách luật” với nhiều sáng tạo trong các sản phẩm huy động như: “tiết kiệm lãi suất linh hoạt”, “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, “nhận tiền gửi tiết kiệm bằng

VND đảm bảo bằng USD” hoặc sản phẩm “hợp tác đầu tư, nhận vốn và cho vay

theo yêu cầu của bên ủy thác” được phát triển phổ biến trong hệ thống NHTM. Trước tình hình đó, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại các NHTM. Để đối phó, các khoản tiền gửi rút gốc linh hoạt trước

hạn. Hơn thế, sự căng thẳng về thanh khoản thể hiện rõ qua việc niêm yết lãi suất gần như ở mức ngang bằng nhau (và bằng đúng lãi suất trần 14%) trong các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng tại các ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2011. Với CPI tháng 4/2011 tăng tới 3,32% so với tháng trước, mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2008, và tăng 9,64% so với tháng 12/2010, vượt xa mức chỉ tiêu 7% cho cả năm được Quốc hội phê duyệt, nhiều NHTM đã dùng nhiều biện pháp “phá trần lãi suất huy động” lên trên 17%/năm, thậm chí có nơi lên tới 20%/năm. Tình hình vi phạm trần lãi suất tiếp diễn cho đến đầu tháng 9, khi Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 được ban hành, yêu cầu chấp hành quy định trần lãi suất huy động của các NHTM là 14%/năm đối với VND; huy động USD là 2%/năm đối với cá nhân và 0,5%/năm đối với tổ chức. Chỉ thị 02/CT-NHNN cũng nêu rõ những biện pháp xử lý đối với

các NHTM cố tình vi phạm trần lãi suất huy động nhằm xác lập lại kỷ luật thị trường. Tuy nhiên, một số NHTM tiếp tục lách quy định này bằng cách áp dụng mức lãi suất 14%/năm đối với cả các khoản tiền gửi kỳ hạn ngày, tuần, khiến cho lãi suất thực tế lên cao hơn 14%/năm. Vì vậy, NHNN đã phải ban hành Thông tư 30/TT-NHNN ngày 28/9, quy định rõ trần lãi suất huy động 14%/năm được áp dụng

đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dưới 1 tháng và không

kỳ hạn, lãi suất huy động tối đa là 6%/năm. Trước những hành động quyết liệt của

NHNN, “chính sách trần lãi suất huy động” đã phát huy tác dụng theo đúng bản

chất của nó. Đó là giúp xác định rõ những NHTM hoạt động không hiệu quả, sử

dụng biện pháp cạnh tranh lãi suất huy động nhằm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

(iii) Thanh khoản căng thẳng do hệ lụy của “độ trễ” của tăng trưởng tín dụng thiếu hợp lý trong giai đoạn 2007- 2010:

Tình hình thanh khoản của một số NHTM Việt Nam trở nên căng thẳng một

phần do tiền gửi suy giảm trong toàn bộ nền kinh tế, nhưng một phần nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ việc tăng trưởng tín dụng bất hợp lý trong giai đoạn trước

đây. Khơng tính những ngân hàng như ACB hoặc trường hợp đặc thù của

HabuBank và SHB, các ngân hàng còn lại trong (hình 2.1) đều có xu thế tăng mạnh tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi. Thực tế là các NHTM không hề dễ dàng trong xử

lý vấn đề thanh khoản khi đã cấp nhiều khoản tín dụng bất động sản trong các năm trước đây.

Hình 2.1: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi tính đến tháng 9/2011

Nguồn: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính quý 3/2011 các NHTM (iv) Xuất hiện sự chuyển dịch vốn huy động từ các NHTM nhỏ sang các NHTM lớn khiến cho tổng huy động trên thị trường I suy giảm:

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn đầu năm, các NHTM lớn như Agribank,

Vietinbank, BIDV,... đã có sự giảm sút đáng kể nguồn vốn huy động, trong khi các NHTM nhỏ có sự gia tăng mạnh vốn huy động kể từ khi chính sách trần lãi suất huy

động 14% có hiệu lực từ ngày 03/3/2011. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, sự dịch

chuyển này có xu hướng ngược lại. Rõ ràng, do NHNN áp dụng các biện pháp đồng bộ liên quan đến trần lãi suất huy động, các NHTM có quy mơ nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc huy động tiền gửi so với các NHTM có quy mơ lớn, buộc các NHTM có quy mơ nhỏ khi gặp áp lực thanh khoản phải vay các NHTM có quy mơ lớn trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi và cho vay của các NHTM có quy mơ nhỏ tại các NHTM có quy mơ lớn đã giảm xuống (hình 2.2) trong khi tỷ

trọng tiền gửi của NHTM có quy mơ lớn và cho vay NHTM khác tăng lên đáng kể từ năm 2009 trở lại đây (hình 2.3).

Hình 2.2: Tỷ trọng tiền gửi Hình 2.3: Tỷ trọng tiền gửi và và cho vay tại các NHTM khác vay từ các NHTM khác

Nguồn: báo cáo thường niên, báo cáo tài chính quý 3/2011 các NHTM Kết quả của việc tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ dư nợ trên huy động ở hầu hết các ngân hàng tăng mạnh trong năm

2011. Một trong những nguyên nhân khiến cho ba ngân hàng buộc phải thực hiện sáp nhập (NHTMCP Đệ nhất, Sài Gòn và Việt Nam Tín Nghĩa) là vì ba ngân hàng này đã có những thiếu hụt thanh khoản tạm thời do mất cân đối kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Sự kiện này cho thấy, dù ngân hàng có tăng trưởng quy mơ cao, kết quả kinh doanh có lãi mà khả năng quản trị rủi ro kém thì nguy cơ rơi vào căng thẳng thanh khoản là hồn tồn có thể xảy ra, đặc biệt là trong những thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của NHNN.

(v) Thị trường II xuất hiện những biến động bất thường:

Từ những khó khăn của thị trường I, một số NHTM có lợi thế huy động vốn trên thị trường I đã cho vay lại trên thị trường II với mức lãi suất cao và rủi ro thấp hơn so với cho vay khách hàng, khiến cho nguồn vốn huy động không được cho vay ra nền kinh tế mà di chuyển qua lại trong hệ thống ngân hàng. Khó khăn thanh khoản tại một số ngân hàng nhỏ có khoản tiền vay từ các ngân hàng lớn, cộng với thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng càng khiến cho mức độ rủi ro của cả hệ thống ngân hàng Việt Nam trở nên lớn hơn. Lãi suất liên ngân hàng trong tháng

phiên giao dịch trung tuần tháng 10 lên tới 30-40%/năm, đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản tại một số NHTM. Đến tháng 11, khi các ngân hàng đang giao dịch với nhau ở mức lãi suất 14-16%/năm với các kỳ hạn qua đêm và một tuần,

Vietcombank bất ngờ hạ lãi suất xuống còn ở mức 12-13,5%/năm, nhưng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Các tài sản bảo đảm phải có tính thanh khoản cao như

vàng, ngoại tệ (không nhận bảo đảm bằng trái phiếu dù là trái phiếu của chính ngân hàng cho vay phát hành) và hạn mức cho vay không quá 50% giá trị tài sản bảo

đảm. Đòi hỏi này là do một số ngân hàng vay liên ngân hàng nhưng không trả nợ

đúng hạn, thậm chí chây ỳ trả nợ gốc. Thực tế có NHTMCP lớn đã cho vay trên thị

trường liên ngân hàng với khối lượng khá lớn, trong đó bao gồm một nửa là tín chấp, nhưng đến hạn vẫn chưa thu hồi được. Những yêu cầu về tài sản bảo đảm đã

khiến cho thị trường liên ngân hàng- vốn là thị trường dựa vào uy tín và có tốc độ giao dịch nhanh với khối lượng lớn- khơng cịn hiệu quả, khiến cho các NHTM nhỏ càng khó khăn hơn trong bù đắp thanh khoản của mình.

Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tỷ lệ cho vay/huy động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nói chung ln ở mức trên 90%. Đặc biệt tỷ lệ cho vay/huy động ngoại tệ luôn ở mức trên 100%, có khi đạt xấp xỉ 130%. “Thanh khoản hệ thống luôn bấp bênh, căng thẳng; chưa kể đến sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay và việc tiền gửi rút trước kỳ hạn gia tăng” - Cơ quan này nhận định. Thanh khoản hệ thống luôn căng thẳng, thị trường liên ngân hàng ách tắc, một số TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản liên tục (ln rơi vào tình trạng mất cân đối kỳ hạn, về huy động và cho vay…).

Nhìn chung, năm 2011 đã chứng kiến sự phức tạp trong tình hình huy động vốn của các NHTM: (i) cuộc đua lãi suất bất chấp các quy định của NHNN nhưng tổng huy động tiền gửi vẫn sụt giảm; (ii) sự siết chặt kỷ cương của NHNN đã làm xuất hiện những hiện tượng lạ trên thị trường II; (iii) tình hình thanh khoản của các NHTM nhỏ ở trạng thái căng thẳng; (iv) chính sách trần lãi suất huy động đã phát

suất giảm không như mong đợi của nền kinh tế, dù chính sách trần lãi suất huy

động đã được tuân thủ vào cuối năm.

Như vậy, nếu các ngân hàng yếu kém không xử lý được vấn đề thanh khoản, thì việc sáp nhập, hợp nhất sẽ trở nên dễ dàng và nhanh gọn hơn nhiều, nhất là khi

được M&A bằng mệnh giá. Kết quả của áp lực thanh khoản là cuộc đua nước rút

của các ngân hàng gặp vấn đề. Sau cuộc đua ấy, chỉ có các ngân hàng có chất lượng

được giữ lại, không bị M&A và điều này cũng phù hợp với định lý 1 để giảm cú sốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình thước đo thanh khoản cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)