3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN
3.2.1.1 Cải thiện hệ thống ngân hàng lõi
Cải thiện hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng. Hệ thống ngân hàng lõi sẽ giúp Sacombank cung cấp các dịch vụ hồn chỉnh và tích hợp thơng qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, ngân hàng điện thoại, ngân hàng Internet...), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng. Khi Sacombank có một Core Banking tốt thì sẽ có thể đa dạng hố các dịch vụ ngân hàng, mang lại sự tiện dụng cho khách hàng từ đó tăng lợi nhuận, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đây là cơ sở đảm bảo cho Sacombank phát triển đạt trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ e-banking. Đi cùng với cải thiện hệ thống ngân hàng lõi, Sacombank cần phải có sự đầu tư và ứng dụng tương xứng hệ thống công nghệ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao. Do e-banking là một dịch vụ địi hỏi tính cơng nghệ cao, để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cơng nghệ cao là rất quan trọng, quyết định đến việc vận hành của hệ thống.
Việc quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng, năng lực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của khách hàng và quyết định sử dụng dịch vụ. Các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro gồm: Xác định rõ trách nhiệm của nhân viên trong việc giám sát xây dựng và duy trì các chính sách an ninh của ngân hàng; thực hiện kiểm tra trực tiếp đầy đủ để ngăn ngừa các hành vi truy cập thực tế chưa được phép trong mơi trường máy tính; các mối quan hệ với đối tác thứ ba cũng phải được giám sát chặt chẽ.