Năm Sự kiện
1991 Là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại TP.HCM. Tại thời điểm khai trương, Sacombank có 100 nhân sự và vốn điều lệ 3 tỷ đồng.
1993 Mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội và TP.HCM, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.
1996 Là Ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn.
1997 Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngồi địa bàn (nơi chưa có Chi nhánh Sacombank trú đóng) để đưa vốn về nơng thơn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nơng dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế.
2001 Là Ngân hàng đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đơng nước ngồi. Mở đầu là Tập đồn tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp vốn 100% vốn điều lệ. Việc góp vốn này đã mở đường cho sự góp vốn của Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ, nâng số vốn cổ phần của các cổ đơng nước ngồi tại Sacombank lên 30% vốn điều lệ năm 2003. 2002 Mở đầu chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính trọn gói bằng
việc đưa vào hoạt động Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản (Sacombank-SBA). Tiếp sau đó, lần lượt các Công ty con trong lĩnh vực kiều hối (Sacombank-SBR), cho thuê tài chính (Sacombank-SBL), vàng bạc đá quý (Sacombank-SBJ) được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các khách hàng.
Năm Sự kiện
2005 Khai trương mơ hình ngân hàng dành cho phụ nữ. Đây là mơ hình đặc thù dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam được Sacombank triển khai với sứ mệnh “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại”.
2006 Là Ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với tổng số vốn tại thời điểm niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Sự tham gia của cổ phiếu Sacombank (mã chứng khoán STB) trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM là minh chứng cho triển vọng phát triển, sự tăng trưởng an toàn và bền vững của Sacombank.
2008 Khai trương hoạt động chi nhánh Lào, bước đầu chinh phục thị trường Đông Dương. Sacombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên mở chi nhánh tại Lào, góp phần vào việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt - Lào ngày một tốt đẹp hơn. Trên nền tảng thành công của Chi nhánh Lào, ngày 23/06/2009, Sacombank tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động sang Campuchia, đánh dấu hoàn tất chiến lược tại thị trường Đông Dương.
2009 Hoàn tất nâng cấp hệ thống Ngân hàng lõi từ SmartBank lên T24, phiên bản R8 trên toàn hệ thống cùng với việc khánh thành và đưa Data Center hiện đại đạt chuẩn quốc tế đầu tiên trong hệ thống các Ngân hàng TMCP Việt Nam vào hoạt động từ năm 2008.
2011 Thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và tại Khu vực Đơng Dương nói chung.
2012 Thay đổi cơ cấu cổ đông và hội đồng quản trị, chuyển qua một giai đoạn phát triển mới trên cơ sở kế thừa chiến lược phát triển trước đây và bổ sung các nhân tố mới phù hợp.
2013 Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013 do Tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn. Các giải thưởng này đã khẳng định uy tín, sức cạnh tranh nổi bậc của Sacombank và chiến lược hoạt động hiệu quả của Sacombank qua các thời kỳ. Ngồi ra, đây cịn là năm Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internent Banking phiên bản mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2.1 Tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
2.1.4 Tổng quan hoạt động kinh doanh
Năm 2013, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn cịn nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế và sáp nhập giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Ngân hàng Sacombank khá lạc quan.
2.1.4.1 Tổng tài sản
Đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của Sacombank đạt 160.170 tỷ đồng, tăng 8.888 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng bình quân của 3 năm gần đây (tăng 5,9% so với đầu năm).
Tình hình kinh tế vĩ mơ gặp nhiều khó khăn, kế hoạch tăng vốn điều lệ đối với các đối tác nước ngồi hỗn lại, do đó tổng tài sản chỉ đạt 43,1% kế hoạch tăng trưởng. Mặc dù vậy, chất lượng tài sản được cải thiện tốt: Tài sản Có sinh lời tăng tỷ trọng từ 86,4% lên 90%, chủ yếu tăng các khoản mục cốt lõi, ổn định với hệ khách hàng cá nhân phát triển mạnh.
Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản qua các năm
2.1.4.2 Huy động
Vốn huy động có vai trị quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển, Sacombank rất chú trọng đến các công tác huy động vốn.
- Nguồn vốn Tổ chức kinh tế và Dân cư đạt 131.928 tỷ đồng (tăng 17.065 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2012). Tuy nguồn vốn huy động Tổ chức kinh tế và Dân cư chỉ đạt 91,3% kế hoạch tăng trưởng nhưng so với tình hình chung của thị trường, kết quả này rất đáng ghi nhận.
- Tiền gửi của khách hàng cá nhân tăng mạnh về cả tốc độ (tăng 24,3%) và tỷ trọng (tăng 6,6%), đáp ứng được các định hướng lớn của Ngân hàng. - Số lượng khách hàng tiền gửi đạt gần 2,3 triệu người, tăng 534 ngàn
người (tăng 29,7%) so với đầu năm, trong đó, khách hàng cá nhân tăng 522.000 người, chiếm tỷ trọng 96,5% tổng lượng khách hàng giao dịch.
Biểu đồ 2.2 Huy động qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín năm 2013
Diễn biến tiền gửi thay đổi theo hướng tích cực, đúng định hướng hoạt động bán lẻ của Sacombank và quan điểm điều hành tiền tệ của NHNN. Mặt khác, khả năng phục hồi của nền kinh tế chưa rõ nét, dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế chưa
hồn tồn thơng suốt, nên việc tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài là một chọn lựa có tính bền vững và khả thi cao.
2.1.4.3 Cho vay
Ngân hàng luôn đặt trọng tâm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn một cách có hiệu quả với chi phí thấp, phù hợp với xu hướng chú trọng vào thị trường bán lẻ. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng đã trở thành một nguồn lực tăng trưởng và gia tăng thu nhập cho Sacombank.
Đến ngày 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay là 110.297 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2012. Trong đó cho vay khách hàng là 107.848 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch tăng trưởng, tăng 14,6% so với năm 2012. Cho vay bằng VND chiếm ưu thế về quy mô (102.071 tỷ đồng), đạt tốc độ tăng cao (tăng 20,1%).
Nợ quá hạn và nợ xấu đến 31/12/2013 lần lượt là 2.328 tỷ đồng và 1.594 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với đầu năm (tương ứng giảm 33 tỷ đồng và 357 tỷ đồng). Đạt được kết quả này là do Sacombank đã thực hiện nhiều biện pháp: tập trung nâng cao công tác ngăn chặn và xử lý nợ quá hạn, áp dụng cơ chế linh hoạt trong xử lý tài sản cấn trừ nợ, giám sát chặt chẽ và xuyên suốt tại từng địa bàn, song hành với khách hàng, cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn chuyển đổi nợ xấu thành trái phiếu Công ty quản lý tài sản (VAMC), áp dụng chính sách khen thưởng đối với các đơn vị xử lý tốt nợ quá hạn... Kết quả nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt chiếm tỷ lệ 2,11% và 1,44%.
Biểu đồ 2.3 Cho vay qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2013
2.1.4.4 Kết quả kinh doanh
Trong bối cảnh các Ngân hàng thương mại cạnh tranh mạnh mẽ. Các ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh trong nước đang đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ bán lẻ và họ đang mở rộng thị phần. Mặc khác, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng đang từng bước được đối xử bình đẳng như ngân hàng nội địa theo lộ trình gia nhập WTO. Thời gian qua, Sacombank vừa khắc phục những khó khăn nội tại, đồng hành chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp trên cả nước. Kết quả kinh doanh năm 2013 của Sacombank đạt kết quả khá tốt:
- Tổng thu thuần đạt 7.359 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2012. Trong đó, thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính đạt 2.683 tỷ đồng, bám sát tiến độ kế hoạch (102,8%).
- Tổng chi phí điều hành: 3.858 tỷ đồng, giảm 0,8% so với năm 2012 và bằng 96,9% kế hoạch.
- Dự phịng rủi ro được trích đầy đủ theo đúng quy định giúp cơng tác đánh giá hoạt động kinh doanh thuận lợi và đúng bản chất, nguồn lực tài chính nhờ đó trở nên vững chắc hơn. Tổng quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng tại
thời điểm 31/12/2013 của Sacombank là: 1.400 tỷ đồng. Trong đó, dự phịng chung là 867 tỷ đồng và dự phòng cụ thể là 533 tỷ đồng chiếm hơn 87,9% nợ xấu.
- Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 2.838 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm 2013, gấp hơn 2 lần lợi nhuận trước thuế năm 2012.
Biểu đồ 2.4 Kết quả kinh doanh qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín năm 2013
2.2 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 2.2.1 Thống kê thị trường thẻ thanh toán phát triển qua các năm 2.2.1 Thống kê thị trường thẻ thanh toán phát triển qua các năm
Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại VN, được các Ngân hàng thương mại chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh. Đến T6/2013, lượng thẻ phát hành đạt khoảng 57,24 triệu. Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp Ngân hàng thương mại có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoản tại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện ích khác nhau. Đến T6/2013, 10 ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ phát hành là NH Công thương, NH Nông nghiệp, NH Ngoại thương, NH Đông Á, NH Đầu tư và PT, NH Kỹ thương, NH Sài Gòn
Biểu đồ 2.5 Số lượng thẻ phát hành qua các năm
Nguồn: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam