Tình hình tình chính Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM

2.2. Tình hình tình chính Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013

2013:

Đối với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống tài chính của Việt Nam là lớn, với tổng tài sản lên đến 5,806,182 tỷ đồng, so với GDP thực năm 2013 là 3,605,360 tỷ đồng thì tổng tài sản các TCTD bằng 168% GDP vào năm 2013.Mặc dù có quỵ mơ lớn so với chuẩn quốc tế nhưng sự phát triển của hệ thống tài chính trong những năm gần đây có nhiều biến động, phản ảnh mơi trường bất ổn bên ngồi cũng như các chính sách kinh tế vĩ mơ thất thường.

Hình 2.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tăng trường tín dụng có diễn biến thất thường kể từ năm 2006 thể hiện qua việc tín dụng tăng đột ngột rồi giảm mạnh. Trong năm 2007, tín dụng tăng 54%/năm (tương đương 20% GDP) chủ yếu do luồng vốn vào lớn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Vào cuối năm 2008, tín dụng và hoạt động kinh tế đã chậm lại do tác động của khủng hoảng toàn cầu, buộc các cơ quan chức năng phải ứng phó. Việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ đã gây ra một đợt bùng nổ tín dụng khác vào năm 2009 và 2010, dẫn đến một đợt thắt chặt chính sách và tín dụng giảm mạnh trong năm 2011. Lo ngại về việc có thể đã thắt

chặt quá mức trong bối cảnh mơi trường tồn cầu suy yếu đã đưa đến một đợt nới lỏng mạnh chính sách khác trong năm 2012 băng cách căt giảm lãi suất chính sách và thực hiện một nhóm các biện pháp hành chính. Tuy nhiên, dù đã nới lỏng chính sách nhưng lần này tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp phản ánh chất lượng bảng cân đối tài sản của các ngân hàng đã suy giảm và đòi hỏi phải giảm tỷ lệ địn bẩy. Mặc dù tình hình kinh tê vĩ mơ có vẻ đã ổn định kể từ năm 2012 nhưng vẫn cần có một chương trình kết nối chặt chẽ để xử lý các điểm yếu của hệ thống tài chính.

Trong khi khu vực ngân hàng có quy mơ lớn thì quy mơ của các định chế tài chính phi ngân hàng và thị trường chứng khốn vẫn cịn nhỏ. Các định chế tài chính phi ngân hàng (bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân) chỉ chiếm 17% GDP và 8% tổng tài sản của các định chế tài chính. Các cơng ty tài chính cung câp tài chính dự án và tiêu dùng, đồng thời là nhóm lớn nhất trong khối các định chế tài chính phi ngân hàng với quy mô tương đương 6% GDP và 3% tổng tài sản của các định chế tài chính. Các cơng ty bảo hiểm chiếm 4% GDP trong khi đó các quỹ tương hỗ chỉ chiếm dưới 1% GDP và các quỹ hưu trí tư nhân là không đáng kể. Quỹ Bảo hiểm Xã hội (SSF) là nhà đầu tư thể chế duy nhẩt có quy mơ đáng kể, chịu trách nhiệm quản lý quỹ dự trữ lương hưu tương đương 6.5% GDP. Thị trường cổ phiếu đã tăng trưởng nhanh chóng nhưng vẫn cịn phát triển ở giai đoạn sơ khai. Mặc dù số lượng các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán đã tăng đáng kể, chủ yếu do “cổ phần hóa” DNNN, nhưng tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu cịn tương đơi thấp, chỉ bằng 20% GDP trong năm 2011. Điều này phản ánh thực tế là các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam nhìn chung đều có quy mơ nhỏ. Thị trường trái phiếu có quy mơ vừa phải với trái phiếu chính phủ chiếm đa số.

Mức độ tham gia của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng là lớn và theo cà hình thứcliên kết sở hữu trựctiếp và gián tiếp. Vào cuối năm 2011, 5 ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) chiếm gần 40% tài sản và 48% tiền gửi khách hàng của khu vực ngân hàng. Tổng mức tham gia của nhà nước vào hệ thống ngân hàng thương mại cịn lớn hơn nếu tính cả phần vốn góp của nhà nước, DNNN và

khúc tăng trưởng nhanh nhất và hiện chiếm tới 1/2 tổng tài sản của khu vực ngân hàng. Tỷ trọng của khối ngân hàng nước ngoài trong tổng tài sàn của khu vực ngân hàng thương mại vẫn còn nhỏ và ổn định ở mức 10%.

Hệ thống ngân hàng cũng có đặc điểm là mức độ sở hữu chéo cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng và doanh nghiệp. Mức độ sở hữu này bao gồm sở hữu cácNHTMCP bởi các ngân hàng khác (cả NHTMNN và NHTMCP khác) và bởi các tập đoàn kinh tế (gồm cả DNNN) với cấu trúc chưa hiểu rõ được. Cơ cấu cổ đông phức tạp đã gây ra những quan ngại sâu sắc về xung đột lợi ích và hoạt động cho vay bên có quan hệ/liên quan nhằm tài trợ cho các dự án thiếu minh bạch. Cơ cấu này cũng đã dẫn đến tình trạng phóng đại vốn do cho vay mua cổ phần lẫn nhau và đã tạo điều kiện lách các quy định an tồn như giới hạn tập trung tín dụng.

Kết quả hoat động của khu vực ngân hàng đã xấu đi trong những năm gần đây và có lẽ cịn kém hơn so với báo cáo. ROA bình qn của tất cả các ngân hànggiảm từ 1.8% năm 2007xuống 0.5% năm 2012, trong đó con số 0.5% có vẻ là đã bị phóng đại do chất lượng số liệu tài chính cịn thấp. Nói một cách khái qt hơn thì chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đên việc đo lường một cách chính xác hầu hết các chi số hiệu quả hoạt động như ROA, tỷ lệ Nợ xấu và các hệ số vốn. Yếu kém về số liệu bắt nguồn từ một số yếu tố như các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng cịn chưa thỏa đáng (bao gồm cả việc phân loại các khoản nợ được tái cơ cấu), định giá tài sản thế châp không đáng tin cậy và phân loại một số tài sản nhât định là thanh khoản cần đặt dấu hỏi. Thêm vào đó, cịn có những quan ngại về việc xác định giá trị các tài sản phi tín dụng lớn trên bảng cân đối của các ngân hàng, đặc biệt là xác định chưa đầy đủ các khoản đầu tư (một số khoản liên quan đến các nghiệp vụ nhằm báo cáo thật Nợ xấu) và thiếu minh bạch khi báo cáo về các hạng mục khác như các khoản phải thu. Như đã trình bày ờ trên, do tình trạng sở hữu chéo phổ biến nên hoạt động cho vay góp vốn mua cổ phần lẫn nhau cũng là nội dung cần lưu ý.

Chất lượng danh mục cho vay và mức vốn của một số ngân hàng là những vấn đề rất đáng lo ngại. Do những yếu kém về số liệu đã nêu ở phần trên nên số liệu báo cáo tài chính đã được điều chỉnh trên cơ sở các giả định không quá chặt chẽ. Việc điều chỉnh như vậy đã làm cho tỷ lệ Nợ xấu tăng lên 12% vào cuối năm 2012 và làm giảm mạnh tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng. Kết quả kiểm định sức chịu đựng sử dụng các số liệu đã điều chỉnh cho thấy các ngân hàng có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng và rủi ro tập trung cao. Phân tích độ nhạy với những thay đổi về giả định đã xác nhận các phát hiện chính mặc dù chất lượng số liệu tài chính cịn thấp và địi hỏi phải dựa vào các giả định để tính tốn đồng nghĩa với việc các kết quả ước tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)