CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM
2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013
2.3.1.4. Nợ xấu bất động sản:
Dư nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản tính đến 30/10/2012 được công bố khoảng 28,000 tỷ đồng, dư nợ xấu chiếm 13.5%. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung rất nhiều. Trong báo cáo gửi Chính phủ cuối 5/2013, tính đến 28/2/2013, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản là 230,615 tỷ đồng, tăng 0.9 % so với thời điểm 31/12/2012. Tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản là 5.68%, cao hơn so với mức 5.39% của thời điểm 31/12/2012.
Tính đến đến 28/02/2014, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt khoảng 266,700 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 3.16%, giảm 0.2% so với thời điểm cuối năm, chiếm 6.4% tổng nợ xấu toàn hệ thống nhân hàng (Theo tỷ lệ nợ xấu 3.79% do NHNN công bố). Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước công bố tại buổi họp Ban chỉ đạo trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản sáng nay, đến hết tháng 2, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 266,728 tỷ đồng, tăng 1.8% so với 31/12/2013. Trong đó, vay xây dựng khu đô thị là 49,334 tỷ đồng, tăng 0.7% so với cuối năm 2013, vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất là 14,865 tỷ đồng, giảm 1.3%, vay xây dựng văn phòng (cao ốc) cho thuê là 35,151 tỷ đồng, tăng 1%... So với thời điểm cuối năm 2012, dư nợ cho vay nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng mạnh nhất, lên tới 7.5% đạt gần 17,000 tỷ đồng. Trường hợp cho vay để đầu tư, kinh doanh bất động sản khác là 47,003 tỷ đồng, tăng 5.1%.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số trên báo cáo. Nhìn lại thời điểm trướcnăm 2010, thị trường chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng khá nóng, và NHNN phản ứng bằng cách chỉ đạo các ngân hàng giảm tỷ lệ tăng trưởng và tỷ trọng cho vay bất động sản. Quyết định này của NHNN cùng với sự suy giảm trên thị trường đã khiến
hoạt động cho vay giảm sâu. Cụm từ “Cho vay kinh doanh bất động sản” dường như gặp sự trở ngại khi tiếp cận vốn Ngân hàng thời điểm bấy giờ. Theo một số chuyên gia, một phần lớn các khoản nợ vay bất động sản nói chung có thể được “xử lý kỹ thuật” bằng cách “di chuyển” sang các lĩnh vực khác ít nhạy cảm hơn. Chẳng hạn, doanh nghiệp bất động sản chuyển sang đầu tư mía đường; đầu tư ni bị sữa 100% ngun chất… Nghiêm trọng hơn, khi các doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh bất động sản đầu tư vào chính ngành Ngân hàng như: Sacombank, Ngân hàng Phương Nam, SCB, Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Kiên Long… với cơ chế quản lý lỏng lẻo; tất yếu đã, đang và sẽ diễn ra mắt xích giữa Ngân hàng – Doanh nghiệp bất động sản – lợi ích nhóm, và việc kiểm sốt vốn khơng hiệu quả, nợ xấu tất yếu sẽ xảy ra.