Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng và phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.1. Nhóm giải pháp từ chính các Ngân hàng thương mại:

3.1.5. Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng và phương án

phương án vay vốn.

Việc quản lý rủi ro tín dụng có thực sự hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào chất lượng phân tích, thẩm định khách hàng thẩm định phương án vay vốn bởi thẩm định phương án vay vốn là khâu vô cùng quan trọng trước khi ra quyết định cho vay nhằm ngăn chặn từ đầu việc cấp các khoản tín dụng có nguy cơ rủi ro cao. Những ý kiến thẩm định ban đầu có ý nghĩa rất lớn với việc quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp, việc phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là tương đối phức tạp so với đối tượng khách hàng cá nhân do khách hàng doanh nghiệp cần được phân tích chi tiết năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, khả năng hoạt động, thị trường hoạt động và ngành, lĩnh vực kinh doanh. Do đó, địi hịi kỹ năng, trình độ của cán bộ khi thực hiện cơng tác phân tích, thẩm định khách hàng, phương án vay vốn.

Để thẩm định chính xác năng lực khách hàng, phương án vay vốn đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức chun mơn sâu, có kinh nghiệm về thẩm định, kể cả thẩm định các hồ sơ pháp lý cũng như những thơng số liên quan tới khía cạnh tài chính, kỹ thuật, điều kiện thị trường liên quan đến phương án. Trong thời gian qua, chất lượng thẩm định dự án, phương án vay vốn tại NHTM là tương đối tốt song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Do vậy việc nâng cao chất lượng thẩm định vẫn là vấn

đề cấp bách, có ý nghĩa quan trọng. Để nâng cao chất lượng thẩm định, NHTM cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Thực hiện thẩm định nhanh, đúng thời hạn nhưng vẫn phải đảm bảo các quy trình nghiệp vụ vì thực tế vẫn xảy ra các trường hợp xử lý hồ sơ chậm. Việc xử lý chậm sẽ gây ảnh hưởng đến cơ hội của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến cơ hội cho vay của ngân hàng, đặc biệt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của NHTM trong việc cho vay với các doanh nghiệp tốt, dự án có hiệu quả cao.

- Tăng cường ý thức, gắn trách nhiệm của cán bộ thẩm định với kết quả thẩm định cũng như nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ để từ đó cán bộ thẩm định phát huy hết mọi khả năng, tránh trường hợp làm cho xong việc. Đồng thời, NHTM cần có quy định rõ ràng hơn về việc xử phạt đối với cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy chế cũng như cần có hình thức khen thưởng đối với cán bộ thực hiện tốt.

- Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo cung cấp đầy đủ thơng tin, chính xác, kịp thời cho cơng tác thẩm định. Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời sẽ có vai trị quan trọng trong cơng tác thẩm định. Các thông tin liên quan như: thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, xu hướng biến động của các yếu tố bất ổn định, sự biến động của giá cả, thị trường, uy tín doanh nghiệp vay vốn…sẽ giúp công tác thẩm định đạt chất lượng tốt hơn. Việc khai thác thông tin có thể thơng qua các cơng ty kiểm toán, các cơ quan thuế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, báo chí, truyền hình…

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện cơng tác tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng với khách hàng thông qua việc tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu về thẩm định, các lớp học nâng cao nghiệp vụ. Với cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện phán quyết tín dụng với khách hàng doanh nghiệp, cần địi hỏi đạt được trình độ nhất định và đã có kinh nghiệm tại

vị trí bán hàng, quan hệ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 78 - 80)