CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM
2.3. Thực trạng nợ xấu của cácNHTM từ năm 2008-2013
2.3.2.5 Hiệuquả của việc hạn chế nợ xấu tại NHTM:
Có thể thấy, tình hình hạn chế nợ xấu của các Ngân hàng vẫn rất khó khăn. Điều này có thể thấy rõ qua việc chỉ tiêu nợ xấu không giảm mà vẫn tăng, tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 07/2014 đạt mức 4.11%. Đáng chú ý là chỉ tiêu nợ có khả năng mất vốn của các NHTM tăng mạnh và ở mức cao. Đứng đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này là Vietcombank với 4,765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu. Tiếp đến là Vietinbank với 3,172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của Vietinbank tăng 2.5 lần, từ 3,770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9,500 tỷ đồng hiện tại và dẫn đầu hệ thống các ngân hàng đã công bố báo cáo cho đến thời điểm này.Eximbank trong khi đó ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1,460 tỷ đồng.Ngân hàng Quân đội có nợ nhóm 5 xấp xỉ 1,000 tỷ đồng và chiếm 34% trong tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3 đến nhóm 5 ở nhà băng này cũng đã vượt ngưỡng mà Ngân hàng Nhà nước xưa nay vẫn cho là an tồn ở 3%.Nợ có khả năng mất vốn ở ngân hàng ACB chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Đối với các Ngân hàng tái cơ cấu, tình hình hạn chế nợ xấu cũng khơng được khả quan. Điển hình là trường hợp SCB. Sau 2 năm tái cơ cấu Ngân hàng hợp nhất SCB từ 3 ngân hàng SCB – Việt Nam Tín Nghĩa – Đệ Nhất, trên báo cáo cơng bố đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức trên 7% xuống còn 1.63% (Dư nợ vay 31/12/2013 đạt 80,003 tỷ đồng), vốn điều lệ sau hợp nhất là 13,112 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ tiêu lãi phải thu trên bảng cân đối kế toán, ta thấy SCB có khoản lãi dự thu (Đã hạch tốn ghi vào lợi nhuận nhưng vẫn chưa thu được) là 32,577 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ, có thể nghi ngờ rằng tỷ lệ nợ xấu có thể vượt tỷ trọng 70% tổng dư nợ. Như vậy, chưa kể các khoản nợ gốc có thu hồi được hay khơng, chỉ tính riêng phần lãi dự thu nếu khơng thể thu hồi, nếu trích lập dự phịng cho phần lãi này, SCB sẽ âm cả vốn chủ sở hữu đến mức nghiêm trọng gần 20,000 tỷ đồng.
Hoặc như trường hợp của Habubank sau khi được sáp nhập vào SHB thì tính đến 31/12/2013, con số nợ xấu tuyệt đối vẫn là 3,102 tỷ đồng (Đã loại trừ khoản nợ chờ xử lý Vinashin 1,228 tỷ đồng), cao hơn phần nợ xấu Habubank theo báo cáo tài chính 31/12/2011 (Trước khi sáp nhập là gần 1,000 tỷ)
Như vậy, có thể thấy thực trạng của việc hạn chế và xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2008 đến nay là hoàn tồn khơng khả thi khi mà nợ xấu và đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) ngày càng tăng mạnh.