CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.2. Nhóm kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN:
3.2.1. Các giải pháp hạn chế nợ xấu của chính phủ và Ngân hàng nhà nước
nước đang áp dụng:
3.2.1.1. Phương pháp hạn chế nợ xấu được các cơ quan hữu quan ưu tiên là sáp nhập các tổ chức tài chính để xử lý tổ chức có vấn đề về thanh khoản:
Lý do chính của việc lựa chọn giải pháp sáp nhập hợp nhất là do ngân sách eo hẹp và mong muốn tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Mặc dù việc sáp nhập hợp nhất đã giải quyết những khó khăn về thanh khoản trong ngắn hạn nhưng có vẻ nó chưa giải quyết được những khó khăn cơ bản về tài sản, thanh khoản, vốn và quản trị điều hành. Thêm vào đó, khả năng thực hiện giao dịch mua lại và tiếp nhận nợ (P&A) không được quy định rõ ràng trong Luật các tổ chức tín dụng, cần có một cơ chế xừ lý ngân hàng hiệu quà hom để áp dụng thử nghiệm với các tổ chức có quy mơ nhỏ.
Biện pháp ưu tiên số một của Ngân hàng nhà nước là tái cơ cấu các TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao, có dấu hiệu mất thanh khoản, điển hình là việc sáp nhập 1 số TCTD. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp này dường như là không khả thi khi các TCTD này vẫn chưa thể hồi phục.
Điển hình là thương vụ sát nhập đầu tiên 3 ngân hàng SCB – Việt Nam Tín Nghĩa – Đệ Nhất. Sau 2 năm tái cơ cấu, Ngân hàng hợp nhất SCB tuyên bố đã giảm tỷ lệ nợ xấu từ mức trên 7% xuống còn 1.63% (Dư nợ vay 31/12/2013 đạt 80,003 tỷ đồng), vốn điều lệ sau hợp nhất là 13,112 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42.5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn vào chỉ tiêu lãi phải thu trên bảng cân đối kế toán, ta thấy
SCB có khoản lãi dự thu (Đã hạch toán ghi vào lợi nhuận nhưng vẫn chưa thu được) là 32,577 tỷ đồng, chiếm 40% tổng dư nợ, có thể nghi ngờ rằng tỷ lệ nợ xấu có thể vượt tỷ trọng 70% tổng dư nợ. Như vậy, chưa kể các khoản nợ gốc có thu hồi được hay khơng, chỉ tính riêng phần lãi dự thu nếu khơng thể thu hồi, nếu trích lập dự phòng cho phần lãi này, SCB sẽ âm cả vốn chủ sở hữu đến mức nghiêm trọng gần 20,000 tỷ đồng.
Hoặc như trường hợp của Habubank sau khi được sáp nhập vào SHB thì tính đến 31/12/2013, con số nợ xấu tuyệt đối vẫn là 3,102 tỷ đồng (Đã loại trừ khoản nợ chờ xử lý Vinashin 1,228 tỷ đồng), cao hơn phần nợ xấu Habubank theo báo cáo tài chính 31/12/2011 (Trước khi sáp nhập là gần 1,000 tỷ).
Hoặc như trường hợp tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín thành Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam đã để xảy ra các sai phạm của nhóm cổ đơng mới (Tập đồn Thiên Thanh) tham gia tái cơ cấu dẫn đến việc cơ quan điều tra vào cuộc và khởi tố vụ án.
Dường như, việc tái cơ cấu đã không được thực hiện theo tiêu chí ban đầu của nó là nhằm mục đích cần những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, đủ năng lực và kinh nghiệm quản lý ngân hàng để cùng với sự hỗ trợ của NHNN giúp TCTD có nợ xấu vượt qua giai đoạn khó khăn. Thay vào đó, những lợi ích cá nhân của các cổ đông dường như được đề cao hơn. Chẳng hạn như SHB quan tâm đến việc đón nhận tồn bộ các chi nhánh của Habubank vào SHB vào thời điểm NHNN ban hành thông tư 21/2013/TT-NHNN “siết” việc mở rộng chi nhánh tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nâng chỉ tiêu vốn điều lệ tương ứng cho mỗi chi nhánh được mở tại đây lên 300 tỷ đồng và tối đa tại những thành phố này mỗi NHTM chỉ được mở 10 chi nhánh. Việc không hồi tố đối với ngân hàng có chi nhánh và phịng giao dịch đã mở vượt quá quy định mới là để giữ ổn định thị trường và ổn định hoạt động cho các ngân hàng. Tập đoàn Thiên Thanh quan tâm đến việc cho th tồn nhà cơng ty với thời hạn 40 năm và số tiền thuê được Ngân hàng trả 1 lần ngày khi thuê là hơn 1,000 tỷ đồng.