Phát triển hệ thống thông tin:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 81)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO

3.1. Nhóm giải pháp từ chính các Ngân hàng thương mại:

3.1.6. Phát triển hệ thống thông tin:

Nền tảng cho hoạt động của ngân hàng hiện đại là dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin hiện đại. Để đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro tín dụng, người quản lý cần được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến khoản vay, quản lý và giám sát khoản vay.

Để đạt được hiệu quả cao trong việc hỗ trợ cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, NHTM cần phát triển hệ thống thông tin ngân hàng theo hướng:

- Hiện đại hoá công nghệ, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ điện tử, các sản phẩm tích hợp cơng nghệ mới mang tính tiện ích cao nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch nhưng phải đảm bảo an toàn và giảm rủi ro so với các sản phẩm truyền thống.

- Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề liên quan đến hoạt động của khách hàng, về khách hàng vay vốn, về tình hình kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm sốt thơng tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu.

- Hồn thiện các mạng thơng tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối thông suốt với hệ thống thông tin của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh tốn thẻ. Thơng qua đó tạo điều kiện cung cấp các thơng tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các tài sản bảo đảm.

- Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực của các chi nhánh NHTM làm cơ sở xác định giới hạn tín dụng, mức phán quyết tín dụng phù hợp và hiệu quả cho từng

hàng cũng sẽ lượng hố được mức độ rủi ro tín dụng theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm sốt mức độ rủi ro cho từng vùng.

- Nâng cấp các phầm mềm đang sử dụng theo hướng các phần mềm sử dụng phải đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng trong việc chiết xuất các báo cáo tín dụng kịp thời theo yêu cầu: ngành nghề cho vay, bảo đảm tiền vay, các cơ cấu tín dụng... nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng trong việc kiểm sốt các giới hạn cho vay với ngành, lĩnh vực.

Trung tâm CNTT-NHTM cần đẩy mạnh nghiên cứu, đối mới các chương trình phần mềm hiện đại trong công tác quản lý tài sản nợ -có (Quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Đặc biệt cần chú ý nâng cấp phần mềm thẩm định dự án tín dụng sao cho đỡ phức tạp cho cán bộ thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 81)